Trước khi mua bất kỳ sản phẩm nào, người tiêu dùng sẽ thường quan tâm đến hiệu suất cũng như tính năng của sản phẩm. Và Benchmark là gì và ra đời để so sánh các sản phẩm với nhau cũng như giúp nhà đầu tư xác định các quỹ đầu tư phù hợp, từ đó xem xét mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có thể chấp nhận. Sau đây hãy cũng 69 Invest tìm hiểu một số thông tin về Benchmark là gì và các đặc điểm của nó.

Mục lục bài viết
Vậy Benchmark là gì?
Benchmark (đối chuẩn) là các tiêu chí chuẩn dùng để so sánh quá trình, hiệu suất của các quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, hiệu suất quản lý đầu tư hoặc một loại hình đầu tư nào đó của các doanh nghiệp với nhau.
Xem thêm: Mô hình tam giác là gì? Cách giao dịch mô hình này như thế nào?
Các bước thực hiện Benchmark ?
Để tìm hiểu Benchmark là gì? trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu các bước để thực hiện nó. Sau đây là các bước cụ thể mà chúng ta nên tham khảo.
Bước 1: Xác định phạm vi
Là việc xác định chính xác những yếu tố muốn so sánh như quy trình, chính sách, hiệu suất, mục tiêu… Đánh giá dựa trên tiêu chuẩn có mối liên kết chặt chẽ với khái niệm kaizen (sự cải tiến liên tục). Nếu sử dụng đánh giá đúng cách và dựa trên các tiêu chuẩn thực tiễn tốt nhất của thị trường, điều này có thể trở thành quy trình chiến lược để theo dõi chặt chẽ tổ chức cơ sở thường xuyên.

Bước 2: Chọn đối tác đo điểm chuẩn
Có bốn loại chính:
Đối tác nội bộ: Là những phòng ban hoặc đơn vị kinh doanh khác trong công ty. Họ có thể xác định tương đối chính xác liệu bạn có đang tận dụng tốt nguồn lực trong tổ chức hay không. Tuy nhiên, hãy thận trọng khi sử dụng đối tác nội bộ và đảm bảo họ đang sử dụng thực tiễn tốt nhất.
Đối tác cạnh tranh: Là các công đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp của bạn. Thông tin này rất hữu ích nhưng có được thông tin chi tiết về hệ thống và quá trình của đối thủ cạnh có thể là một điều khó khăn vì các thông tin khá chung, không rõ số liệu chính xác hiệu suất làm việc của họ.
Đối tác chức năng: Là những công ty trong cùng một ngành công nghiệp. Các công ty khác trong ngành không phải là đối thủ cạnh tranh có thể sẵn sàng chia sẻ thực tiễn tốt nhất của họ.
Đối tác chung: Là so sánh hiệu suất những công ty trong bất kỳ ngành công nghiệp nào được biết đến nhờ sự xuất sắc của họ. Mục tiêu là tìm những công ty thành công và thiết lập tiêu chuẩn trong ngành của họ.

Bước 3: Xác định làm thế nào để tiến hành quy trình điểm chuẩn
Trong giai đoạn phân tích, cần tiến hành thực hiện các công việc quan trọng sau: Thu thập thông tin cần thiết để xác định mức độ cần cải tiến như thu thập các dữ liệu, chỉ số bằng cách sử dụng những khảo sát, liên hệ trực tiếp, thông qua các trang web hay nghiên cứu của bên thứ ba và dịch vụ Benchmark trả phí. Ngoài ra bạn có thể tham gia các câu lạc bộ Benchmark, nơi bạn đồng ý chia sẻ dữ liệu, đổi lại, bạn có thể truy cập dữ liệu từ những thành viên khác.
Tiếp đó, so sánh quá trình hiện tại với những mô hình tham khảo thích hợp để tìm ra sự khác biệt và những đổi mới, đồng ý với các mục tiêu cải tiến mà những mục tiêu này được kỳ vọng là kết quả sẽ thu được của việc áp dụng phương pháp mới để kinh doanh.

Bước 4: Phân tích kết quả và lên kế hoạch cải tiến
Trong bước này, bạn cần thực hiện đánh giá lại tình hình hoạt động kinh doanh, tiến hành những nghiên cứu cần thiết để tìm ra những việc cần làm sau khi đã thực hiện việc thay đổi. Sau đó quyết định những việc bạn có thể làm để mang lại thực tiễn tốt nhất như tìm ra và sửa chữa các vấn đề có thể khiến cho tổ chức không đạt được mục tiêu của mình, báo kết quả thay đổi đã thực hiện và cân nhắc lại quá trình thực hiện Benchmarking để cải tiến.
Bước 5: Theo dõi tiến trình
Thiết lập quá trình đánh giá cũng giống như hệ thống đánh giá nhằm mục đích đánh giá mức độ thành công của kế hoạch. Theo đó, cần đưa ra các chỉ số và mục tiêu để thành công trong một khung thời hạn nhất định. Việc giám sát sẽ cho chúng ta biết hiệu quả của việc thực hiện cải tiến Benchmark.
Xem thêm: Chỉ số RSI là gì? Các cách sử dụng chỉ số RSI hiệu quả
Kết luận
Qua bài viết trên của 69 Invest giúp bạn nắm được định nghĩa Benchmark là gì và các bước thực hiện Benchmark sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về tình hình hoạt động, hiệu suất của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những biện pháp cải tiến rõ rệt nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong ngành nói riêng.