Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải quan tâm đến đường Bollinger bands. Đặc biệt là đối với những người mới “chân ướt chân ráo” gia nhập vào giới đầu tư. Vậy đường báo Bollinger bands là gì? Tại sao lại cần sử dụng Bollinger bands vào đầu tư thực tiễn? Hãy cùng 69 Invest khám phá những điều trên qua bài viết sau.

Mục lục bài viết
Khái niệm về Bollinger bands
Bollinger Bands được nghiên cứu và phát triển bởi nhà phân tích tài chính John Bollinger vào những năm 80. Đây là một chỉ báo phân tích kỹ thuật nhằm đo lường mức độ biến động của thị trường. Chỉ số này là sự kết hợp giữa đường trung bình đơn giản (Simple Moving Average – SMA) ở giữa, dải trên và dải dưới.

Dải Bollinger Bands sẽ tự động mở rộng khi thị trường có sự biến động. Ngược lại, khi thị trường ổn định thì dải này sẽ tự động thu hẹp lại. Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số này để phân tích và đưa ra những phán đoán riêng.
Xem thêm: Vietstock Weekly 06-10/02/2023: Xu hướng giảm quay trở lại
Cách ứng dụng dải Bollinger Bands vào trong giao dịch thực tế hiệu quả
Trong đầu tư, sự biến động của thị trường là yếu tố cực kỳ quan trọng. Để có thể đầu tư sinh lợi nhiều, bạn cần phải chú ý từng chi tiết nhỏ trong thị trường. Bollinger Bands sẽ là một công cụ đắc lực để hỗ trợ cho bạn trong việc này.

Thu mua vào giá thấp và bán ra với giá cao
Chiến lược này khá phổ biến trong việc áp dụng chỉ báo kỹ thuật Bollinger Bands. Trong trường hợp nến giá chạm dải băng dưới, nhà đầu tư có thể đặt mua cổ phiếu với giá thấp.

Sau đó, khi nến giá tăng đến dải băng trên, tức là tỉ lệ có lời cao. Nhà đầu tư nên đặt bán 80% cổ phiếu để thu lãi. Có khả năng cao nến giá sẽ quay đầu điều chỉnh lại. Nến giá có thể tăng mạnh hay không còn tuỳ vào độ biến động thị trường chung.
Giao dịch theo xu hướng
Kết hợp Bollinger Bands theo xu hướng là một lựa chọn không tồi cho nhà đầu tư. Với thu thế uptrend, khi thị trường tăng mạnh sẽ giúp phát huy tối đa hiệu quả dải băng Bollinger. Điểm mua của các nhà đầu tư chính là khi nến giá chạm dải băng dưới với xu hướng tăng.

Ngược lại trong xu hướng giảm, nến giá chạm dải băng trên là thời điểm phù hợp bán cổ phiếu. Khi ấy, dải băng trên chính là vùng kháng cự của nến giá. Nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội này để tối đa hoá lợi nhuận của mình.
Kết hợp Bollinger Band với chỉ báo RSI
Việc kết hợp 2 yếu tố dải băng Bollinger và chỉ báo RSI cực hoàn hảo với nhà đầu tư. RSI là chỉ số sức mạnh dùng để tính tỷ lệ tăng và giảm trong cùng một khoảng thời gian. Chỉ báo này phản ánh mức quá mua và bán của cổ phiếu.
- Khi RSI cao hơn 70 (quá mua) và nến giá chạm dải trên của Bollinger nhà đầu tư nên đặt lệnh bán. Bởi vì trường hợp này dự báo khả năng đảo chiều giảm sẽ khá cao.
- Khi RSI nhỏ hơn 30 (quá bán) và nến giá chạm dải dưới của Bollinger, nhà đầu tư nên mua vào. Trường hợp này dự báo có thể khả năng đảo chiều tăng khá cao.
Xem thêm: Nguyễn Đức Thụy là gì? Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của ông
Kết luận
69 Invest đã vừa giới thiệu đến các bạn những kiến thức về Bollinger Bands là gì. Hy vọng bạn sẽ vận dụng tốt dải băng này với các hệ số khác trong quá trình đầu tư. Hãy theo dõi chúng tôi để thường xuyên cập nhật những bản tin mới nhất nhé.