Brexit là một trong những sự kiện mang tính lịch sử mà cả Thế giới rất quan tâm. Vậy Brexit là gì? Nguyên nhân và ảnh hưởng của sự kiện này như thế nào? Hãy cùng 69 Invest tìm hiểu cụ thể về Brexit nhé!
Mục lục bài viết
Brexit là gì?
Brexit là sự kiện được đặt tên mà viết tắt của hai từ chỉ sự ra đi của Anh quốc( Britain) ra khỏi( Exit) Liên minh Châu Âu EU. Sự kiện đánh dấu cuộc “chia tay” của Anh với EU từ những khác biệt về tầm nhìn về những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
Xem thêm: Nến doji là gì? Ứng dụng nến doji trong giao dịch chứng khoán
Vì sao Anh muốn rời khỏi Châu Âu?
Nói đến nguyên nhân mà Anh muốn rời khỏi châu Âu thì có khá nhiều nguyên nhân. Xét theo từng mặt cụ thể như sau:
- Do khủng hoảng dân nhập cư
Sự tăng mạnh của dân nhập cư vào nước Anh. Theo luật pháp EU, người di cư có quyền tự do nhập cảnh vào các nước thành viên. Chỉ khi Anh rời khỏi EU thì khủng hoảng này mới được giảm đi một cách nhanh nhất.
- Do tình hình bất ổn của chính trị trong nước
Sự khủng hoảng dân nhập cư đã gây nên tình hình an ninh trong nước Anh trở nên bất ổn hơn bất kì lúc nào. Không những trong nước mà còn nhiều luồng ý kiến trong những gia đình về việc ở lại hay rời khỏi EU trong cuộc trưng cầu ý kiến.
Xem thêm: Nến doji là gì? Ứng dụng nến doji trong giao dịch chứng khoán
Brexit ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc gia
Sự kiện Brexit đã ảnh hưởng lớn đến thế giới, đặc biệt là nền kinh tế của các nước. Điều này đã khiến nền kinh tế các quốc gia có sự biến động mạnh.
Đối với Anh
Những điều Anh-EU sẽ bị ảnh hưởng của Brexit chi tiết như sau:
Về kinh tế
Mở ra một thời đại kinh tế mới bất ổn. Brexit làm mất đi những cơ hội tiếp cận trực tiếp với các dịch vụ của liên minh Châu Âu trên thị trường. Việc Anh rời EU sẽ cần nhiều thời gian để thỏa thuận thương mại với các nước trong và ngoài EU.
Khi EU đang tiêu thụ hơn một nửa số hàng xuất khẩu của Anh, sự ra đi của Anh gây ra nhiều ảnh hưởng về nền kinh tế quốc gia. Nước Anh mất 40 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI khi các nhà đầu tư lớn từ Châu Âu có thể sẽ dừng việc đầu tư vào các doanh nghiệp của Anh. Vị thế “Trung tâm tài chính toàn cầu” của London có thể sẽ mất đi. Khi Anh rời khỏi EU, các ngân hàng có trụ sở tại Anh sẽ mất quyền tự do hoạt động trong EU, theo tờ Financial Times. Các ngân hàng hàng đầu của Mỹ như Goldman Sachs, JP Morgan Chase, Bank of America, Morgan Stanley, Citigroup với hàng chục nghìn nhân viên tại Anh đã lên kế hoạch chuyển một số hoạt động sang Frankfurthay Milano, Paris hay Dublin.
Brexit ảnh hưởng đến thị trường tài chính, làm sự tụt giảm của giá trị đồng bảng Anh. Lần đầu tiên, đồng bảng Anh ghi nhận giảm mạnh nhất là từ cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 cho đến nay với mức giảm 4.5% vào tháng 8 năm 2022.
Về chính trị
Ông Carwyn Jones- Bộ trưởng thứ nhất phụ trách xứ Wales đã cảnh báo Brexit “sẽ tạo cuộc khủng hoảng hiến pháp lớn cho toàn thể Anh Quốc”. Đảng Nhân dân Scotland cầm quyền cho rằng sẽ kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý nếu như Anh rời EU bởi phần lớn cử tri người Scotland ủng hộ EU. London sẽ phải đối phó với yêu cầu độc lập của Scotland sau sự kiện Brexit. Quốc hội Anh sẽ phải sửa đổi nhiều điều luật khi các tiêu chuẩn của EU không còn hiệu lực.
Sau khi rời EU, London sẽ phải giải quyết tình trạng công dân khối EU đang làm việc tại Anh và việc công dân Anh đang làm việc tại khối EU. Vì vậy, sự sụt giảm khoảng 2.15 triệu người lao động nhập cư đến từ các nước châu Âu, gần 1.2 triệu người Anh sinh sống tại các nước EU sẽ mất quyền tự do đi lại và tiếp cận các lợi ích xã hội chung trong EU.
Về An ninh và Quốc phòng
Hiệp ước Lisbon bắt đầu có hiệu lực vào năm 2009 xác định các mục tiêu cần sự đoàn kết hỗ trợ chung, cho phép tạo ra một “Bộ Ngoại giao chung” (EEAS- Cơ quan hành động đối ngoại châu Âu) chuyên trách chính sách an ninh và quốc phòng của khối. “Bộ Ngoại giao chung” này đã làm việc với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm tăng cường năng lực cho cảnh sát Afghannistan. Anh có thể tránh được những sự can dự tốn kém hơn của NATO từ việc tiếp tục ủng hộ các hoạt động của EEAS như một bên thứ ba.
Về thể thao và văn hóa
Mùa Euro 2016, giữa lúc trái bóng giải vô địch châu Âu đang lăn trên sân cỏ nước Pháp thì cuộc trưng cầu ý dân về sự kiện Brexit. Các đại diện của Anh gồm England, Wales và Bắc Ireland thời điểm lúc bấy giờ có thể hoặc đã ở vòng 1/16 hoặc có thể đã chia tay giải đấu. Thời điểm đó cũng là lúc chính trị và thể thao châu Âu đặt ra câu hỏi “Rời khỏi hay ở lại EU?” nên sự kiện Brexit sẽ ảnh hưởng phần lớn đến thể thao bấy giờ.
Lời cảnh báo của phó chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá West Ham United, Karren Brady rằng sự kiện Brexit diễn ra thì các cầu thủ trong khối EU sẽ không thể dễ dàng tham gia thi đấu cho câu lạc bộ bóng đá Anh bởi có tới ⅔ số cầu thủ châu Âu hiện chơi bóng tại Anh.
Đối với các nước khác
Tương tự như Anh thì sự kiện Brexit cũng ảnh hưởng lớn tới các nước khác.
- Lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ giảm do trước đây, Anh là đối tác thương mại hàng đầu, là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp Mĩ.
- Nền kinh tế của Trung Quốc ít nhiều bị ảnh hưởng do mối quan hệ giữa Trung Quốc và liên minh Châu Âu rất lớn.
- Sự kiện Brexit làm cho đồng yên tăng giá, ảnh hưởng đến nền kinh tế nước Nhật và các chính sách kinh tế
- Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc sẽ thiếu đi một thành viên và EU sẽ thiếu đi một cường quốc về quân sự. EU sẽ bị giảm khả năng đối phó với những khó khăn, thách thức mà EU đang giải quyết như cuộc khủng hoảng di cư, cuộc đối đầu giữa Nga và EU… để lại phần lớn gánh nặng về cuộc khủng hoảng di cư này cho Đức.
- Quân đội Anh như lực lượng đặc nhiệm SAS, Commandos hay Lữ đoàn nhảy dù sẽ không tham gia vào các chính sách quân sự của EU, đặc biệt là can thiệp quân sự để đánh IS.
- Quan hệ liên minh Pháp-Đức sẽ bị ảnh hưởng bởi Anh đóng vai trò kết nối giữa 2 nước và rộng hơn là cả châu Âu.
- Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bị suy yếu bởi Anh là một thành viên quan trọng trong NATO.
- Gây ra hiệu ứng domino đối với tiến trình toàn cầu hóa.
- Ảnh hưởng đến cách ứng xử của các nước khi tham gia liên minh các tổ chức khi sự kiện Brexit diễn ra.
Đối với Việt Nam
Ảnh hưởng đến Hiệp định thương mại Việt Nam-EU do EU là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 2, là đối tác thương mại lớn thứ 3 tại Việt Nam. Brexit không hẳn chỉ ảnh hưởng tiêu cực mà còn có một số lợi ích nhất định. Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á được hưởng lợi từ EVFTA, là nước duy nhất tại ASEAN thỏa thuận thành công EVFTA, sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư Châu Âu sang Việt Nam vì người tiêu dùng Châu Âu muốn hàng nhập khẩu giá rẻ. Như vậy, Brexit đã làm nhu cầu hàng hóa ở Việt Nam tăng, dẫn đến việc đầu tư một số ngành nhất định tăng.
Xem thêm: Nến doji là gì? Ứng dụng nến doji trong giao dịch chứng khoán
Kết luận
Như vậy là bài viết trên của 69 Invest đã trả lời câu hỏi Brexit là gì và các thông tin liên quan. Với những thông tin hữu ích đó chắc chắn sẽ mang lại cho bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất về thị trường.