Trước khi bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường, bạn cần phải định giá sản phẩm đó. Vậy những chi phí nào ảnh hưởng đến việc định giá? Những lưu ý khi đưa ra giá bạn cần biết? Cách định giá nào hợp lý? Hãy cùng 69 Invest tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
Những điều cơ bản cần biết
Để có thể định giá được tốt, bạn cần hiểu một vài kiến thức cơ bản. Liệu bạn đã hiểu khái niệm định giá là gì? Những chi phí tạo nên giá sản phẩm? Thời điểm nào thích hợp nhất để định giá? Cách định giá sao cho hợp lý? Hãy cùng 69invest tìm hiểu qua bài viết dưới nhé.
Khái niệm định giá sản phẩm
Giá của sản phẩm về cơ bản có thể hiểu là số tiền mà người tiêu dùng phải bỏ ra cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Định giá là đưa ra giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Đây là bước vô cùng quan trọng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.
Giá ảnh hưởng lớn đến doanh thu
Chi phí ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm
Để định giá, bạn cần phải nắm bắt được những loại chi phí ảnh hưởng đến nó. Biết được những loại phí này sẽ giúp bạn đưa ra mức giá hợp lý và dễ dàng bán cho khách hàng. Có 3 loại chi phí ảnh hưởng đến việc định giá.
Chi phí cố định (chi phí không thay đổi)
Là các chi phí cần phải trả theo một chu kỳ nhất định (tháng, năm,…). Chi phí này có thể là tiền thuê mặt bằng, tiền thuê công cụ sản xuất, tiền lương của nhân viên… Nó không phụ thuộc vào doanh thu kinh doanh hay sự biến đổi về bất kể chi phí nào khác.
Chi phí biến đổi (chi phí có thể thay đổi được)
Là chi phí biến động tùy thuộc vào doanh thu hoặc các yếu tố khác ngoài thị trường. Chi phí này có thể bị thay đổi do doanh số, các chương trình tri ân khuyến mãi, giá nguyên vật liệu thay đổi, … Chi phí này nên được ước lượng trước dựa theo số liệu hàng năm.
Khuyến mãi ảnh hưởng tới chi phí sản phẩm
Chi phí để sản xuất hàng hóa
Về cơ bản có thể hiểu là chi phí sản xuất ra hàng hóa mà bạn kinh doanh. Chi phí này có thể bao gồm giá nguyên vật liệu, giá vận chuyển, giá gia công sản phẩm, tiền lương nhân viên, … Chi phí này ảnh hưởng khá lớn tới quyết định định giá.
Sự quan trọng của định giá sản phẩm phù hợp
Giá sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến sự thành bại của doanh nghiệp. Bạn không thể định giá tùy tiện theo ý thích hay cảm tính được. Giá phải được đưa ra hợp lý nhất có thể.
Những điều cần xem xét để định giá sản phẩm
Để định giá, bạn nên chú ý vài điều sau để định giá phù hợp nhất:
- Xác định đối tượng khách hàng: Tránh việc tăng chi phí quảng cáo không cần thiết, khiến giá sản phẩm bị đẩy cao.
- Mức giá phù hợp với đối tượng mục tiêu: Khách hàng sẽ bị thu hút bởi sản phẩm có mức giá phù hợp với mình.
- Cạnh tranh với đối thủ: Mức giá nên cạnh tranh được với các đối thủ trên cùng một thị trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá sản phẩm được đưa ra
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, ví dụ:
- Tính chất của thị trường mục tiêu: Mỗi thị trường sẽ có một mức giá khác nhau dù cùng một sản phẩm.
- Lượng cầu của thị trường hiện tại: Sự tăng giảm của lượng cầu thị trường sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
- Các yếu tố khó lường khác: Khi đưa ra giá sản phẩm, bạn phải lường trước cho một số tình huống bất ngờ (lạm phát, chiến tranh, dịch bệnh,…).
Lượng cầu sẽ ảnh hưởng đến giá
Xem thêm: Tìm hiểu về đồng dong link và cách đầu tư sinh lợi nhuận
Cách định giá sản phẩm hợp lý
Tùy theo tình hình của thị trường và doanh nghiệp, bạn có thể chọn cách định giá phù hợp với mình. Việc này sẽ giúp bạn giảm thiểu sự rủi ro đáng kể trong kinh doanh.
Định giá theo tổng chi phí
Theo cách này, giá sản phẩm sẽ là tổng của các chi phí và lợi nhuận muốn đạt lại. Đây là cách định giá đơn giản, tuy nhiên lại tồn tại một số khuyết điểm sau:
- Không phù hợp với doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm nhiều. Các doanh nghiệp non trẻ không thể nắm bắt được mức giá nào giúp sản phẩm dễ phát triển.
- Nếu định giá thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc nâng giá thành về sau.
Định giá theo nhu cầu khách hàng
Theo cách này, các sản phẩm có thể được định giá theo nhiều mức khác nhau theo hai mô hình: Bán buôn và bán lẻ. Bán buôn thường có giá thấp hơn do bán với số lượng lớn. Bán lẻ có giá bán cao nhưng lại giảm thiểu rủi ro tồn hàng.
Nhu cầu khách về giá ảnh hưởng đến định giá
Định giá cạnh tranh với các đối thủ khác
Cách định giá này thường được sử dụng trong thị trường sản phẩm khó phân biệt được với nhau. Các “ông lớn” trong thị trường định ra một mức giá từ trước, công ty khác nhỏ hơn sẽ phải xem xét và định giá theo mức đó. Vì vậy, bạn cần đặt ra một mức giá có thể tối ưu được lợi ích cho mình qua các nghiên cứu và điều tra thị trường kỹ lưỡng trước đó.
Xem thêm: Tìm hiểu về Nến Doji và các loại hình phổ biến của nó
Kết luận
Trên đây là những cách định giá sản phẩm sao cho hợp lý và những lưu ý cũng như tầm quan trọng của nó mà 69 Invest đã tổng hợp và đưa ra. Hy vọng sau khi đọc bài viết, bạn có thể định ra mức giá hợp lý cho mình. Chúc bạn thành công trong việc kinh doanh và định ra giá thành.