Giao dịch theo dòng tiền là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường ngoại hối nhưng chúng lại khá phức tạp. Sau đây 69 Invest sẽ giới thiệu một chỉ báo dòng tiền MFI giúp xác định vùng quá bán, quá mua và tín hiệu phân kỳ để giao dịch hiệu quả. Vậy chỉ báo mfi là gì và chúng có ý nghĩa như thế nào thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
- 1 Chỉ báo MFI là gì?
- 2 Ý nghĩa chỉ báo MFI
- 3 Hạn chế của chỉ báo MFI
- 4 Công thức tính chỉ báo MFI
- 5 Phương pháp sử dụng MFI hiệu quả
- 6 Kết luận
Chỉ báo MFI là gì?
Chỉ báo MFI (Money Flow Index) là gì, đây là chỉ báo dòng tiền thuộc nhóm dao động. Cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin quan trọng nhất về thị trường như là việc xác định các vùng quá bán. Quá mua hay các tín hiệu phân kỳ đảo chiều và các xu hướng đang diễn ra trên thị trường.
MFI luôn có mức dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Khi MFI tăng nghĩa là lực mua tăng, khi MFI giảm là áp lực bán cao hơn. Lúc này tức là bên bán đang có phần chiếm được ưu thế hơn. Dựa vào MFI, nhà đầu tư có thể nhận biết các dấu hiệu bất thường từ khối lượng giao dịch hay từ dấu chân của cá mập.

Xem thêm: Bear market là gì? Nhà đầu tư cần làm gì khi thị trường ở trạng thái Bear market?
Ý nghĩa chỉ báo MFI
Chỉ báo MFI mang đến cho nhà đầu tư rất nhiều thông tin về thị trường để tìm kiếm các giao dịch tiềm năng. Sau đây là những ý nghĩa của chỉ báo:
- Khi MFI di chuyển gần về phía mức 0 có nghĩa bên bán đang chiếm ưu thế, áp lực bán cao hơn.
- Khi MFI di chuyển gần về phía mức 100 thì bên mua đang chiếm ưu thế, số ngày tăng giá nhiều hơn.
- Khi giá trị của MFI bằng 0 hoặc 100 thì thị trường đang trong tình trạng quá mua hoặc quá bán, có khả năng sẽ đảo chiều. 20 và 80 thường là 2 mức mà nhà đầu tư lựa chọn để xác định trạng thái quá mua, quá bán.
Xem thêm: Harmony coin là gì? Ưu, nhược điểm của Harmony coin
Hạn chế của chỉ báo MFI
Bên cạnh những ưu điểm thì chỉ báo MFI cũng có một số hạn chế nhất định, cụ thể như:
- Chỉ báo MFI có thể cung cấp tín hiệu không đúng, khi tín hiệu cho thấy một cơ hội đầu tư tiềm năng, nhưng giá đột nhiên lại không chuyển động như dự đoán khiến bị thua lỗ.
- Không phải toàn bộ tín hiệu phân kỳ đều dẫn đến đảo chiều của giá.
- Chỉ số MFI có thể không đưa ra cảnh báo cho nhà đầu tư về một sự kiện quan trọng sắp được diễn ra.
Xem thêm: Chiến lược Martingale là gì? Martingale trong Crypto
Công thức tính chỉ báo MFI
FMI sẽ được tính qua những bước cơ bản sau:
- Bước 1: Tính toán giá điển hình (typical price). Giá điển hình (TP) = (giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa) / 3
- Bước 2: Tính Money flow (dòng tiền). Dòng tiền (MF) = giá TP × Khối lượng (volume). Dòng tiền có 2 loại:
– MF+ nếu như TP hiện tại > TP trước đó.
– MF- nếu như TP hiện tại < TP trước đó
- Bước 3: Tìm tỷ lệ tiền (money flow ratio) MR = dòng tiền dương / dòng tiền âm
- Bước 4: Tính MFI MFI = 100 – [100 / (1 + MR)] Hay: MFI = 100 × [dòng tiền dương / (dòng tiền dương + dòng tiền âm)]. Và MFI được biểu thị dưới dạng phần trăm.
Xem thêm: Đầu tư chứng chỉ quỹ là gì? Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ?
Phương pháp sử dụng MFI hiệu quả
Cách xây dựng MFI khá giống với chỉ báo RSI, nhưng bổ sung thêm yếu tố khối lượng giao dịch. Dưới đây là những cách sử dụng MFI từ đơn giản đến phức tạp.
Sử dụng MFI trong việc xác định xu hướng giá
Để xác định được xu hướng giá thì có thể cài thêm các đường 45, 50 hoặc 55.
- Mức giá xu hướng tăng khi MFI trên đường 50
- Mức giá xu hướng giảm khi MFI dưới đường 50
Tuy nhiên, như đã nói ở trên thì xác định xu hướng giá bằng chỉ báo MFI thường khá yếu nên kết hợp thêm cùng các chỉ báo khác.

Dùng MFI để xác định vùng quá mua, quá bán
Tín hiệu giao dịch từ quá mua, quá bán của MFI thường không mạnh nên khuyến khích nhà đầu tư thực hiện theo giao dịch thuận xu hướng. Cách thực hiện như dưới đây:
- Nếu MFI tăng dần vượt qua đường 80 là quá mua và thị trường có khả năng đảo chiều đi xuống, nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.
- Nếu MFI giảm dần vượt qua đường 20 là quá bán và thị trường có khả năng đảo chiều tăng, nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy.
Thực hiện giao dịch với tín hiệu quá mua, quá bán
Cụ thể thực hiện việc giao dịch như thế nào thì cùng tìm hiểu qua đoạn sau:
Sell khi MFI quá mua
Nhà đầu tư sẽ tìm lệnh bán khi xu hướng là Downtrend. Lệnh giao dịch được thực hiện khi giá nằm trong giai đoạn điều chỉnh tăng và chuẩn bị quay lại xu hướng chính.
Tín hiệu:
Khi MFI nằm trên đường 80, thị trường đang bước vào vùng quá mua, giá sắp giảm theo xu hướng chính. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng tín hiệu này để giao dịch thì cần đánh giá độ mạnh của xu hướng. Tín hiệu quá mua thường bị nhiễu ở khung thời gian thấp, nên hãy lựa chọn khung thời lớn để chính xác hơn.
Thực hiện:
- Điểm vào lệnh: Nến tín hiệu màu đỏ tại vùng tăng điều chỉnh trùng với vùng kháng cự.
- Điểm cắt lỗ: Được thực hiện trên vùng kháng cự quan trọng.
- Điểm chốt lời: Theo tỷ lệ R:R hoặc dựa trên các mốc của công cụ Fibonacci Extension.

Buy khi MFI quá bán
Trader sẽ tìm lệnh Buy khi xu hướng chính là Uptrend. Lệnh giao dịch sẽ được thực hiện khi giá đang trong giai đoạn điều chỉnh giảm và chuẩn bị tăng trở lại.
Khi MFI nằm dưới đường 20, thị trường trong giai đoạn quá bán, dự báo giai đoạn điều chỉnh sắp kết thúc và giá sẽ tăng trở lại, có thể vào lệnh Buy:
- Điểm vào lệnh: Nến tín hiệu màu xanh tại vùng giảm điều chỉnh, trùng với vùng hỗ trợ.
- Điểm cắt lỗ: Dưới vùng hỗ trợ quan trọng
- Điểm chốt lời: Theo tỷ lệ R:R hoặc dựa trên các mốc của Fibonacci Extension

Sử dụng tín hiệu phân kỳ, hội tụ
Điểm vào lệnh Buy đảo chiều theo nến xanh xác nhận tăng giá tại vùng tranh chấp giá quan trọng. Còn điểm vào lệnh Sell đảo chiều theo nến đỏ xác nhận giảm giá tại vùng tranh chấp giá quan trọng.
Phân kỳ là khi giá đỉnh sau cao hơn đỉnh trước mà MFI lại thiết lập đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Khi giá thiết lập đỉnh cao hơn, thị trường vẫn đang tăng, MFI thiết lập đỉnh thấp hơn thì xu hướng tăng không còn mạnh, có thể sẽ đảo chiều giảm.
Hội tụ là mức giá thiết lập đáy sau thấp hơn đáy trước. MFI lại thiết lập đáy sau cao hơn đáy trước cho thấy sự suy yếu của xu hướng giảm và thị trường có khả năng cao sẽ xảy ra đảo chiều tăng.
Failure Swings (biến động thất bại)
Failure Swings là một chiến lược tìm kiếm các giao dịch đảo chiều có sử dụng đến chỉ báo MFI. Đây là một số bước cơ bản để tìm kiếm các lệnh mua hoặc các lệnh bán. Trong đó, Bullish và Bearish MFI Failure Swing đều bao gồm 4 giai đoạn.
Kết hợp MFI với một số chỉ báo khác
Bên cạnh việc sử dụng độc lập chỉ báo MFI thì trader có thể sử dụng thêm các công cụ và chỉ báo khác như EMA, Ichimoku, các mô hình giá….
- Tìm kiếm lệnh Buy: EMA cắt và hướng lên, chỉ báo MFI có dấu hiệu bước vào vùng quá bán.
- Tìm kiếm lệnh Buy: EMA cắt và hướng lên, chỉ báo MFI có dấu hiệu bước vào vùng quá mua.
Xem thêm: Audio coin là gì? Những điều bạn nên biết về Audius network
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên, 69 Invest đã cung cấp cho bạn những thông tin về chỉ báo mfi là gì? Ý nghĩa của chỉ báo MFI. Tuy được đánh giá cao nhưng để có thể thành công trong việc giao dịch trên thị trường chứng khoán thì nhà đầu tư cần nắm vững những kiến thức cơ bản. Để từ đó có cho mình những chiến lược đầu tư phù hợp.