Chỉ số EPS đã không còn xa lạ gì với những nhà đầu tư chứng khoán lâu năm. Trong mỗi báo cáo tài chính, chỉ số EPS đóng vai trò quan trọng trong việc tính toán lợi nhuận và đánh giá những thông số khác. Từ đó sẽ xác định một mã cổ phiếu thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Vậy chỉ số eps là gì? Bài viết dưới đây của 69 Invest sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về chỉ số EPS và cách đọc chỉ số EPS.

Xem thêm: Ngân hàng trung ương Ai Cập giữ nguyên lãi suất cơ bản
Mục lục bài viết
Chỉ số EPS là như thế nào?
EPS là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Earning Per Share. Đây được hiểu là số lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư chứng khoán nhận được từ 1 cổ phiếu. EPS còn được coi như là một khoản lời mà bạn kiếm được từ số vốn ban đầu. Các công ty coi EPS như một thước đo phân chia lãi suất của các loại cổ phiếu hiện đang lưu hành trên thị trường.

Xem thêm: Vietstock Weekly 06-10/02/2023: Xu hướng giảm quay trở lại
Các loại chỉ số EPS hiện nay
Chỉ số EPS được chia làm 2 loại chính, đó chính là EPS cơ bản và EPS pha loãng. Vậy từng loại này có ý nghĩa và cách tính như thế nào?

EPS cơ bản
EPS cơ bản còn được gọi là EPS đơn thuần. Đây là lợi nhuận của một cổ phiếu thông thường. Trong đó, để tính toán giá trị EPS cơ bản chúng ta dùng công thức sau:
EPS cơ bản = (Thu nhập ròng – Cổ phiếu cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
Xem thêm: Top 5 phần mềm bán hàng chuyên nghiệp nhất hiện nay
EPS pha loãng
EPS pha loãng cũng để tính toán lợi nhuận. Tuy nhiên trong đó đã bao gồm rủi ro khi cổ phiếu ưu đãi được phát hành, trái phiếu chuyển đổi và quyền mua cổ phiếu ESOP. Theo đánh giá EPS pha loãng có độ chính xác cao hơn EPS cơ bản. Vì nó phản ánh được biến động của cổ phiếu khi doanh nghiệp có biến cố.
Công thức tính EPS pha loãng là:
EPS pha loãng = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Số lượng cổ phiếu chuyển đổi).
Lưu ý rằng đừng quá quan tâm đến chỉ số EPS cơ bản mà quên mất chỉ số EPS pha loãng. Bởi nó sẽ thể hiện những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Do đó, các nhà đầu tư khi đưa ra đánh giá tình hình phải dựa trên cả hai chỉ số EPS cơ bản và EPS pha loãng thì mới có cái nhìn tổng quan nhất.
Xem thêm: NGÂN HÀNG CBA CỦA ÚC ĐƠN GIẢN HOÁ BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAU KHI BÁN ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TÀI SẢN
Hướng dẫn chi tiết cách đọc chỉ số EPS cho người mới
Để đọc được chỉ số EPS, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường cổ phiếu thì bạn có thể tham khảo 2 cách sau đây:

Xem chỉ số EPS trên sàn giao dịch chứng khoán mà các bạn mở tài khoản
- Bước 1: Truy cập vào bảng giá giao dịch chứng khoán trực tuyến tại nơi bạn mở tài khoản
- Bước 2: Trên thanh công cụ tìm kiếm, gõ tên công ty hoặc mã cổ phiếu bạn muốn xem chỉ số EPS. Hoặc có thể nhấp vào mã cổ phiếu có trên bảng giá.
- Bước 3: Hệ thống sẽ hiện lên biểu đồ và chỉ số EPS trong 4 quý của cổ phiếu công ty mà bạn tìm kiếm.
Xem chỉ số EPS của các cổ phiếu đã niêm yết tại website CafeF
- Bước 1: Hãy truy cập vào trang chủ của website CafeF: https://cafef.vn/
- Bước 2: Ở mục tìm kiếm bên phải màn hình, nhập mã chứng khoán hoặc tên công ty bạn muốn xem chỉ số EPS
- Bước 3: Sau đó trên màn hình của cổ phiếu sẽ hiện ra chỉ số EPS cơ bản và chỉ số EPS pha loãng.
Kết Luận
Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về chỉ số EPS là gì và hướng dẫn cách đọc chi tiết nhất. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã hiểu chỉ số EPS là gì và biết được cách xem chỉ số này để có cái nhìn đúng đắn hơn trong thị trường chứng khoán. Chúc các bạn đầu tư chứng khoán thành công với chỉ số EPS.