Nếu như bạn là một người chơi chứng khoán lâu năm thì chỉ số EPS đã không còn quá xa lạ với bạn, nhưng nếu bạn mới tập chơi chứng khoán và đã ít nhiều nghe qua cụm từ “Chỉ số EPS”. Vậy chỉ số eps là gì trong chứng khoán? Chỉ số này biểu hiện cho điều gì và nó lợi ích như thế nào đối với người chơi chứng khoán? Vậy nếu như bạn là người bắt đầu chơi chứng khoán thì đừng bỏ qua bài viết này của 69 Invest nhé!
Xem thêm: Nến spinning top nguồn gốc ở đâu? Cách giao dịch cho đúng
Mục lục bài viết
Chỉ số EPS là gì trong chứng khoán?
EPS là viết tắt cho cụm từ “Earnings per share”, nghĩa là thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Ta có thể hiểu đơn giản EPS là lợi nhuận sau thuế của các công ty, tập đoàn phân bổ trên một cổ phiếu có mặt trên thị trường chứng khoán.
Công cụ chỉ số EPS là gì trong chứng khoán?
Chỉ số EPS rất quan trọng đối người chơi chứng khoán. Chỉ số EPS là 1 trong những chỉ số có thể đánh giá được khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty cũng như mức độ tăng trưởng của công ty đó. Vì vậy những nhà đầu tư thông minh sẽ thường xuyên sử dụng chỉ số EPS để lựa chọn cổ phiếu.
Xem thêm: Thụy Sĩ sẽ bỏ phiếu nhằm ngăn chặn xã hội không tiền mặt
Chỉ số EPS gồm những loại nào?
Chỉ số EPS gồm 2 loại là EPS cơ bản (Basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS). Công thức tính của 2 loại EPS vô cùng đơn giản cụ thể như sau:
- EPS cơ bản = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.
- EPS pha loãng = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Tổng số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành + Tổng số lượng cổ phiếu sẽ chuyển đổi).
Các nhà đầu tư cần quan tâm và tính toán chính xác các chỉ số EPS để có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất.
Xem thêm: Phố Wall kết thúc sau khi các nhà đầu tư chờ đợi các bước tiếp theo của Fed
Những điều cần lưu ý về chỉ số EPS
Để có thể tính toán chính xác về chỉ số EPS, các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
- Người đầu tư cần chú ý đến số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường của công ty trong một kỳ. Tuy nhiên, phần lấn các công ty sẽ thường số liệu cuối kỳ để thuận tiện trong việc báo cáo, thống kê.
- Nhiều nhà đầu tư thường nhầm EPS tỷ lệ thuận với lợi nhuận ròng. Hãy tính EPS trong một giai đoạn nhất định để có thể đánh giá tổng quát mức độ tăng trưởng của một doanh nghiệp.
- Chỉ số EPS sẽ bị phụ thuộc vào các báo cáo tài chính và phương pháp kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp.
Chỉ số EPS như thế nào là tốt?
Chỉ số EPS của một doanh nghiệp hoặc một tập đoàn đạt mức 1500 trở lên hoặc tối thiểu là 1000 thì được gọi là tốt. Nhưng chỉ số EPS cần phải được duy trì trong nhiều năm mới có thể đánh giá được khách quan mức độ tăng trưởng cũng như độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Những ưu nhược điểm của chỉ số EPS mà người chơi chứng khoán cần biết
Hãy cùng điểm qua những ưu nhược điểm của chỉ số EPS mà người chơi chứng khoán cần biết:
Ưu điểm
- Chỉ số EPS phản ánh thực tế mức độ hoạt động hiệu quả cũng như mức độ tăng trưởng của một doanh nghiệp. Giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu một cách phù hợp.
- Chỉ số EPS cũng là thước đo để đánh giá giữa các doanh nghiệp cùng một ngành và giữa các ngành với nhau trong nền kinh tế trên thị trường chứng khoán.
- Ngoài ra chỉ số EPS cũng là một trong những yếu tố để đánh giá các chỉ số quan trọng khác như ROE, P/E.
Nhược điểm
- Khi chỉ số EPS âm thì chỉ số P/E sẽ không còn giá trị. Vì vậy nhà đầu tư buộc phải sử dụng công cụ hoặc các chỉ số khác để đánh giá cổ phiếu.
- Khi nền kinh tế trên thị trường chứng khoán có biến động mạnh do các doanh nghiệp mua bán tài sản sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số EPS.
- Nhà đầu tư cần đọc rõ báo cáo tài chính để có thể tính toán chính xác chỉ số EPS.
- Một số doanh nghiệp có thể sử dụng số liệu ảo để tính toán chỉ số EPS, bằng việc tăng cao các khoản thu mua và hàng tồn. Vì vậy mà nhà đầu tư không chỉ nên đánh giá cổ phiếu trên mỗi EPS mà cần kết hợp với nhiều chỉ số khác.
Xem thêm: Chỉ báo CMF là gì? Thông tin về chỉ báo Chaikin Money Flow
Kết luận
Trên đây là tất cả những thông tin về chỉ số eps là gì trong chứng khoán mà tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã trang bị cho những kiến thức cần thiết về chỉ số EPS để có thể lựa chọn cho mình những cổ phiếu phù hợp nhất.