Để đưa sản phẩm ra thị trường, nhà sản xuất phải tính toán giá thành sản phẩm để xác định giá bán. Nhưng để xác định được giá thành của sản phẩm thì cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố để ứng dụng với công thức tính giá thành sản phẩm khác nhau. Bài viết dưới đây 69 Invest sẽ giải thích rõ hơn về khái niệm giá thành và công thức tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
Công thức tính giá thành sản phẩm bán ra trong doanh nghiệp
Mục lục bài viết
Giá thành sản phẩm là gì?
Một thuật ngữ kế toán đề cập đến tổng chi phí liên quan tới việc sản xuất một sản phẩm và chuẩn bị bán sản phẩm đó gọi là giá thành sản phẩm. Trong sản xuất, giá thành sản phẩm là một khoản chi phí gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung và nhân công. Chi phí sản phẩm có thể bao gồm các khoản liên quan đến người bán và chi phí liên quan đến việc lưu trữ sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là gì?
Một vấn đề luôn được các nhà sản xuất quan tâm hàng đầu là chất lượng và giá thành của sản phẩm. Các công ty luôn cố gắng giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng. Đây được coi là yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nói riêng và hoạt động của công ty sản xuất nói chung.
Xem thêm: Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy trình bảo lãnh ngân hàng
Ý nghĩa của giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp
Trong quá trình kinh doanh, các công ty phải ước tính chi phí sản phẩm và đề xuất các biện pháp để đáp ứng các nhu cầu đã thiết lập trước đó. Nói cách khác, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi phí sản phẩm. Các số liệu giá thành đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh và được thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Giá thành là thước đo chi phí sản xuất và sự tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Giá thành là công cụ quan trọng để kiểm soát tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá thành là căn cứ quan trọng để xây dựng chính sách đối với từng loại sản phẩm.
Với việc giảm giá thành sản phẩm sẽ tạo ra lợi nhuận cho việc tiêu thụ, tăng lợi nhuận và tạo điều kiện cho việc mở rộng doanh nghiệp của bạn.
Xem thêm: Tổng hợp 40 mô hình nến đảo chiều mà trader cần nắm rõ trong năm 2022
Công thức tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
Có nhiều công thức tính giá thành khác nhau nhằm phù hợp với tính chất của từng loại sản phẩm. Những công việc này đôi khi lại làm khó nhà quản trị và kế toán viên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các công thức tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
Công thức tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
Công thức tính giá thành sản phẩm trực tiếp
Phương thức tính giá thành trực tiếp được sử dụng đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất trực tiếp như: Các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất khép kín về kỹ thuật. Các doanh nghiệp sản xuất số lượng lớn, mặt hàng ít và các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn.
Công thức tính giá thành sản phẩm: Giá thành sản xuất dở dang đầu kỳ + Giá thành sản xuất trong kỳ – Giá thành sản xuất dở dang cuối kỳ = Tổng giá thành sản xuất.
Công thức tính giá thành sản phẩm định mức
Phương thức tính giá thành sản phẩm tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định. Các doanh nghiệp đã xây dựng và quản lý các tiêu chuẩn định mức và trình độ tổ chức. Khả năng của kế toán viên tương đối vững khi tổng hợp các chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm. Đảm bảo rằng các định mức kỹ thuật kinh tế thường xuyên được kiểm tra nhằm hạn chế các chi phí vượt quá mức quy định.
Phương thức định mức
Công thức tính giá thành sản phẩm: Giá thành định mức đơn vị sản phẩm từng loại x Tỉ lệ chi phí = Giá thành thực tế của sản phẩm.
Công thức tính giá thành sản phẩm theo đơn hàng
Quy trình tính chi phí theo đơn đặt hàng được áp dụng với điều kiện công ty sản xuất các đơn vị hoặc lô riêng lẻ theo đơn đặt hàng. Đặc điểm của phương thức này là tính giá theo từng đơn hàng. Thế nên, tổ chức kế toán chi phí phải phân loại từng đơn đặt hàng riêng lẻ.
Công thức tính giá thành sản phẩm: Giá thành của từng đơn hàng là tổng chi phí nhân công, chi phí nhiên vật liệu và chi phí phát sinh.
Phương thức tính giá thành sản phẩm theo đơn hàng
Xem thêm: Trader là gì? 7 quy tắc để trở thành trader thành công
Kết luận
Bài viết trên 69 Invest đã mang tới cho bạn khái niệm về giá thành và công thức tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Có thể thấy, Các phương pháp sẽ có đặc điểm riêng để phù hợp với nhu cầu và tính chất của từng sản phẩm.