Theo số liệu được ghi nhận, hiện nay, Tập đoàn FLC có hơn 64.100 cổ đông đang nắm giữ tổng cộng gần 710 triệu cổ phiếu. Vào sáng ngày 4/3/2023 vừa qua, CTCP Tập đoàn FLC (Mã FLC trên UPCoM) đã tổ chức thành công cuộc họp ĐHCĐ bất thường năm 2023 và thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng.
Tại Đại hội, với hơn 279 cổ đồng – đại diện tiêu biểu cho 313.1 triệu cổ phiếu FLC (tương ứng tỷ lệ 44.1% vốn) đã chất vấn ban lãnh đạo của Tập đoàn FLC về vấn đề liên quan đáng chú ý tới cổ phiếu FLC sau khi bị hủy niêm yết, biến động nhân sự thượng tầng, hay kế hoạch tái cấu trúc,…
Về cổ phiếu FLC, được biết vào ngày 20/2/2023, gần 710 triệu cổ phiếu FLC đã bị hủy niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) do những vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Trước đó từ đầu tháng 9/2022, cổ phiếu FLC cũng đã bị HOSE đình chỉ giao dịch với lỗi tương tự.
Cho đến ngày 24/2/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo chấp thuận đăng ký giao dịch với toàn bộ cổ phiếu vừa bị hủy niêm yết. HNX đồng thời cũng quyết định đưa cổ phiếu FLC vào diện đình chỉ giao dịch từ ngày 3/3/2023.
Liên quan đến vấn đề này, tại Đại hội vừa qua, cổ đông đã chất vấn với ban lãnh đạo rằng: “Tại sao trên mạng có thông tin cổ phiếu FLC được giao dịch từ ngày 3/3 trên UPCoM nhưng sau đó lại không được thực hiện giao dịch?”
Phía bên Tập đoàn FLC cho biết, nguyên nhân cổ phiếu hiện chưa được giao dịch trở lại là bởi HNX vẫn đang căn cứ theo tình hình thực tế là FLC chưa hoàn thành những nghĩa vụ công bố thông tin. Để có thể bảo vệ được quyền lợi của cổ đông nên ngay trong ngày đã ban hành quyết định về việc cho phép cổ phiếu FLC được giao dịch trên UPCoM đã đồng thời ban thêm hành quyết định đình chỉ giao dịch cổ phiếu kể từ ngày 3/3.
Cổ đông lại tiếp tục hỏi: “Vậy bao giờ cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại?”
Phúc đáp, lãnh đạo của FLC cho biết: “Hiện nay, với những quyết định của HNX, Tập đoàn đang nỗ lực hết sức cho việc sớm phát hành các báo cáo tài chính kiểm toán để hoàn thành hết các nghĩa vụ công bố thông tin và tổ chức cuộc họp ĐHCĐ thường niên nhằm thông qua báo cáo tài chính kiểm toán, từ đó sớm khắc phục được hết các vi phạm để đưa cổ phiếu vào giao dịch trở lại”.
“Ban lãnh đạo Tập đoàn cũng kính đề nghị cổ đông xem xét thông qua việc gửi đơn kiến nghị tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán nhằm để khẳng định nhu cầu được giao dịch đối với cổ phiếu FLC và đề nghị sớm cho cổ phiếu FLC giao dịch lại trên UPCoM. Rất mong có thể nhận được sự ủng hộ của các quý cổ đông”.
Một ý khác có câu hỏi về việc: “Cổ đông chúng tôi bây giờ muốn bán cổ phiếu FLC thì phải làm thế nào?”
Về vấn đề này, lãnh đạo nhấn mạnh: “Hiện nay cổ phiếu FLC đã bị hủy niêm yết, đình chỉ giao dịch. Theo đó, cổ phiếu của công ty chỉ là tạm thời không được thực hiện giao dịch trên HOSE hay UPCoM”.
Tuy nhiên, cổ đông vẫn được đảm bảo về quyền sở hữu đối với cổ phiếu bởi chúng chỉ bị tạm dừng giao dịch chứ không phải bị hủy giá trị, toàn bộ các quyền của cổ đông vẫn được đảm bảo đầy đủ theo quy định của pháp luật. Duy nhất chỉ có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần bị ảnh hưởng về những thủ tục trong khoảng thời gian này.
Các cổ đông vẫn được quyền thực hiện những thỏa thuận giao dịch mua bán như bình thường. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, thủ tục ghi nhận tư cách cổ đông sau khi đã đạt được giao dịch tương đối phức tạp.
Cụ thể, theo quy định của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) với cổ phiếu đã đăng ký tập trung tại VSD nhưng không thực hiện qua hệ thống giao dịch chứng khoán hay những giao dịch không mang tính chất mua bán, VSD sẽ thực hiện chuyển quyền sở hữu sau khi có ý kiến chấp thuận của Uỷ Ban chứng khoán Nhà nước.
Như vậy, trong trường hợp mà cổ đông muốn chuyển quyền sở hữu cổ phần thì sẽ phải gửi văn bản đề nghị và hồ sơ liên quan tới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và chấp thuận. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, VSD sẽ thực hiện chuyển quyền và xác nhận chuyển quyền sở hữu cho các bên có liên quan. Với những cổ phiếu chưa lưu ký, VSD sẽ gửi thông báo cho công ty và công ty chịu trách nhiệm thu hồi hoặc cấp mới Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thời gian cũng như thủ tục chấp thuận, xác nhận từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, VSD thì vẫn phải chờ các cơ quan này xem xét, chấp thuận.
Tại Đại hội, cổ đông cũng chất vấn về những ảnh hưởng của Tập đoàn khi cổ phiếu bị hủy niêm yết và đình chỉ như “thiệt hại của cổ đông chúng tôi sẽ được giải quyết như thế nào?”
Phúc đáp, đại diện Tập đoàn nhấn mạnh: “Vì sự phức tạp đã nêu trên, cùng với những mong muốn rằng các cổ đông có thể thực hiện đầy đủ quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, một lần nữa chúng tôi đề nghị các cổ đông có thêm kiến nghị với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hay Sở Giao dịch Chứng khoán bày tỏ về nhu cầu được giao dịch cổ phiếu và sớm cho cổ phiếu được giao dịch trở lại trên UPCoM”.
2022 được cho là một năm hết sức khó khăn đối với nhóm doanh nghiệp hệ sinh thái FLC (gồm FLC, ROS, HAI, AMD, ART, KLF, GAB) khi tình hình kinh doanh liên tục gặp vấn đề như bộ máy lãnh đạo bị xáo trộn, cổ phiếu lần lượt bị hạn chế, đình chỉ giao dịch, hủy niêm yết hay bị cắt margin liên quan đến các vấn đề về báo cáo tài chính,…
Hiện nay AMD, FLC, HAI, ART và GAB đang bị đình chỉ giao dịch vì những vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ công bố thông tin. FLC và ROS cũng bị huỷ niêm yết trên sàn HOSE. Chỉ còn có KLF vẫn đang được giao dịch trên sàn HNX nhưng cũng đang bị hạn chế giao dịch.