Định giá trái phiếu được biết là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của nhà định giá, thực hiện định giá trái phiếu giúp nhà đầu tư có thể xác định tốt thời điểm giao dịch mua/bán trái phiếu. Cùng 69 Invest tìm hiểu về khái niệm định giá trái phiếu là gì cũng như cách định giá trái phiếu hiệu quả thông qua nội dung trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Định giá trái phiếu là gì?
Để hiểu về định giá trái phiếu, trước tiên các nhà đầu tư cần nằm được một số khái niệm liên quan về giá trị của trái phiếu. Cụ thể, các khái niệm đó là:
- Giá trị sổ sách (giá trị kế toán): Đây là giá trị của một tài sản được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp và thể hiện được chi phí của tài sản đó. Đối với trái phiếu, giá trị sổ sách được hiểu là giá của trái phiếu được nhà phát hành bán ra công chúng lần đầu tiên.
- Giá trị thị trường (thị giá): Đây là giá của trái phiếu được giao dịch mua, bán trên thị trường sau lần phát hành đầu tiên và được quyết định bởi mối quan hệ cung cầu.
- Giá trị nội tại (giá trị thực, giá trị kinh tế): Đây là giá trị của trái phiếu được đánh giá khách quan khi đặt trái phiếu trong những điều kiện cụ thể bởi người định giá hay nhà đầu tư. Giá trị nội tại cũng là mức giá của trái phiếu hợp lý nhất đối với trái phiếu ở thời điểm hiện tại theo quan điểm của nhà đầu tư, từ đó so sánh với giá trị thị trường của nó để đưa ra quyết định giao dịch mua, bán.
Thực tế cho thấy, trên thị trường, có thể xảy ra 3 trường hợp với giá trị nội tại. Thứ nhất, giá trị nội tại lớn hơn giá trị thị trường thì trái phiếu đang bị định giá thấp, giá của trái phiếu sẽ tăng trong tương lai nên nhà đầu tư quyết định mua vào.
Thứ hai, giá trị nội tại nhỏ hơn giá trị thị trường thì thị trường đang định giá trái phiếu cao hơn giá trị thực, giá của nó được dự đoán sẽ giảm trong tương lai.
Thứ ba, giá trị nội tại và giá trị thị trường bằng nhau. Điều này có nghĩa thị trường đang phản ánh đúng giá trị thực của trái phiếu. Vì thế, quyết định giao dịch mua hay bán phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu và nhận định riêng của mỗi nhà đầu tư đối với giá trái phiếu trong tương lai.
Vậy định giá trái phiếu là xác định giá trị nào của trái phiếu? Theo đó, định giá trái phiếu chính là xác định giá trị nội tại hay giá trị thực, giá trị kinh tế của trái phiếu. Giá trị này bằng với giá trị hiện tại của một dòng tiền được kỳ vọng mà nhà đầu tư sẽ nhận được ở trong tương lai.
Thông thường, quá trình xác định giá của trái phiếu sẽ được tính theo 3 bước. Cụ thể là ước tính giá trị dòng tiền được kỳ vọng sẽ được nhận trong tương lai; Xác định tỷ suất hợp lý dùng để chiết khấu dòng tiền và Bằng tỷ suất chiết khấu, tính giá trị được kỳ vọng của dòng tiền trong tương lai.
Trong đó, các nhà đầu tư cần lưu ý, lãi suất chiết khấu của dòng tiền dùng để định giá vừa là lãi suất của một trái phiếu cụ thể trên thị trường, vừa là lãi suất được nhà đầu tư yêu cầu. Lãi suất này thường được tính bằng tổng của lãi suất trái phiếu chính phủ có cùng kỳ hạn ở thời điểm đáo hạn với phần bù rủi ro.
Khi giá trị trái phiếu thay đổi thì tỷ suất chiết khấu trái phiếu cũng thay đổi. Cần lưu ý, giá trị của trái phiếu tỷ lệ nghịch với tỷ suất trái phiếu. Trong trường hợp tỷ suất trái phiếu tăng thì giá trị trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Vào thời điểm trái phiếu gần đến ngày đáo hạn thì giá trị của nó sẽ tiến về gần hơn với mệnh giá.
Xem thêm: Đáo hạn là gì? Cách tính giá trị đáo hạn
Cách tính lãi suất để định giá trái phiếu siêu hiệu quả
Bên cạnh hiểu được khái niệm về định giá trái phiếu cũng như các thuật ngữ liên quan, nhà đầu tư nên nắm được các cách xác định lãi suất để từ đó tính được giá của trái phiếu.
Vậy định giá trái phiếu với lãi suất trái phiếu tương đương (lợi tức trái phiếu tương đương) như thế nào? Theo đó, định giá trái phiếu với lợi suất trái phiếu tương đương là hình thức so sánh chứng khoán có khoản thu nhập không thường niên với chứng khoán có khoản thu nhập thường niên. Trong đó, lãi suất trái phiếu tương đương sẽ chuyển lãi suất trái phiếu được chiết khấu theo chu kỳ hàng nửa năm, hàng quý, hàng tháng thành lợi tức hàng năm.
Công thức xác định lợi tức trái phiếu tương đương được xác định bằng công thức:
Lợi tức trái phiếu tương đương = (mệnh giá trái phiếu – giá mua)/ (giá mua) x 365/ (ngày đáo hạn).
Ví dụ, trong trường hợp nhà đầu tư muốn mua trái phiếu với mệnh giá $1,000 với giá $900 và dự kiến là sau 6 tháng sẽ thu được $100 lợi nhuận, dựa vào công thức tính trên, ta sẽ được: $1,000 trừ $900 có kết quả là $100. Tiếp theo, chia $100 cho $900 là 11% lợi tức đầu tư. Sau đó, lấy 11% nhân với 365 chia cho số ngày cho đến khi trái phiếu đáo hạn (một nửa của 365). Như vậy, lợi suất tương đương của trái phiếu là 22%.
Định giá với cách tính lãi suất phần trăm hàng năm
Để định giá trái phiếu, các nhà đầu tư cũng có thể dùng cách thứ hai là tính lãi suất phần trăm hàng năm. Thuật ngữ tỷ lệ lãi suất hàng năm được hiểu là lãi suất người vay phải trả cũng như trả cho các nhà đầu tư hàng năm và được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm chi phí vốn thực tế trong suốt thời hạn khoản vay hoặc thu nhập kiếm được từ khoản đầu tư mỗi năm. Cần lưu ý, lãi suất phần trăm hàng năm bao gồm cả khoản phí hoặc chi phí bổ sung liên quan đến giao dịch nhưng không tính gộp.
Công thức tính lãi suất phần trăm hàng năm được tính bằng công thức sau:
APR (lãi suất phần trăm hàng năm) = (Phí + Lãi)/ Tiền gốc)/ n) x 365) x 10
Trong đó, n là số kỳ trong một năm áp dụng tỷ lệ định kỳ.
Về phân loại, có 3 loại lãi suất phần trăm hàng năm là APR cố định, APR thả nổi và APR theo từng cấp.
Định giá bằng lãi suất thực hưởng
Lãi suất thực hưởng, hay còn gọi là lãi suất hiệu quả, tỉ lệ tương đương hàng năm là cách giúp nhà đầu tư xác định lãi suất để định giá trái phiếu thành công. Đây là loại lãi suất nhà đầu tư thực sự hưởng hoặc thực sự trả do kết quả được tính gộp trong khoảng thời gian nhất định.
Để tính lãi suất thực hưởng theo năm cho các loại kỳ hạn dưới 1 năm, có thể áp dụng công thức sau:
Lãi suất thực hưởng theo năm= (1 x (lãi suất danh nghĩa tính theo năm/ số kỳ tính lãi trong năm) ^ số kỳ tính lãi trong năm) – 1
Các nhà đầu tư cần lưu ý, trên thực tế, có nhiều trường hợp, để cạnh tranh với các tổ chức tài chính khác hay để thu hút nhà đầu tư, lãi suất được tính theo năm nhưng có thể có chính sách trả lãi nhiều lần theo phương thức tính lãi nhập vốn theo nửa năm, quý, tháng… Trong trường hợp này, lãi suất được quy định trên trái phiếu chỉ là lãi suất trên danh nghĩa.
Như vậy có nhiều cách định giá trái phiếu với cách tính lãi suất cực đơn giản trên thị trường. Các nhà đầu tư, đặc biệt các là các nhà đầu tư mời, muốn tham gia đầu tư vào thị trường tài chính thì cần phải tìm hiểu kiến thức về giá trị thực của trái phiếu để tiến hành giao dịch tốt hơn, hạn chế rủi ro và tránh những sai lầm đáng tiếc.
Xem thêm: Market price là gì? Các vấn đề xoay quanh việc khảo sát giá thị trường
Kết luận
Trên đây là những thông tin 69 Invest đưa ra về định giá trái phiếu. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp các nhà đầu tư nắm được khái niệm định giá trái phiếu, cách định giá trái phiếu cũng như các khái niệm liên quan để lựa chọn giao dịch đúng đắn.