Chỉ số Dow Jones vào ngày thứ Ba (04/4) đã giảm gần 200 điểm, khi các nhà đầu tư đánh giá về sự tăng vọt của giá dầu và điều này có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế trên toàn cầu.

Kết thúc phiên giao dịch vào ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones rớt 198.77 điểm (tương đương với 0.59%) xuống còn 33,402.38 điểm. Chỉ số S&P 500 mất đi 0.58% còn lại 4,100.60 điểm. Cả 2 chỉ số đều đã chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng liên tiếp. Chỉ số Nasdaq Composite lùi đi 0.52% xuống mức 12,126.33 điểm.
Thị trường đều có xu hướng giảm điểm sau báo cáo việc làm mới nhất. Vào tháng 2/2023, số lượng vị trí tuyển dụng đã lần đầu tiên trong gần 2 năm giảm xuống dưới 10 triệu. Đây là một dấu hiệu cho thấy rằng thị trường lao động từng rất nóng để hỗ trợ nền kinh tế đang bắt đầu chững lại.
Ed Yardeni – Chủ tịch của Yardeni Research, nhận định rằng: “Thị trường trở nên rất nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào theo hướng mà họ không muốn nhìn thấy”.
Chắc chắn là thị trường sẽ có khả năng phục hồi, cùng với các chỉ số chính tăng điểm ngay khi đối mặt với lạm phát dai dẳng, cùng những khủng hoảng ngân hàng trong thời gian gần đây và lãi suất cao hơn.
Julian Emanuel – Giám đốc điều hành cấp cao của Evercore ISI cũng có những chia sẻ: “Kiên cường là một từ hay. Điểm mấu chốt ở đây là bối cảnh kinh tế hướng đến một tương lai tiếp tục suy yếu ngay khi các điều kiện hiện tại (như GDP tăng 2 – 3% trong quý 1) vẫn mạnh mẽ, chống lại vị thế phòng thủ đang sẵn có, chứng khoán vẫn bị bế tắc trong phạm vi 3.800 – 4.200 điểm”.
Trong tuần này, thị trường năng lượng lại trở thành một nguồn bất ổn tiềm tàng, sau khi mà OPEC+ tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng đi 1.16 triệu thùng/ngày. Vào ngày 03/04 vừa qua, hợp đồng giá dầu WTI tương lai ghi nhận phiên giao dịch tăng mạnh nhất trong gần 1 năm sau khi có thông tin trên.