Kinh doanh online đang ngày càng phát triển và phổ biến đối với người tiêu dùng. Dù là người mua hay người bán, chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy cụm từ Flash sale. Vậy Flash sale là gì? Liệu đây có phải bí kíp tăng doanh số của các nhà bán hàng? Hãy cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Flash sale là gì?
Mục lục bài viết
Flash sale là gì?
Flash sale là từ ghép giữa flash (nhanh, chớp nhoáng) và sale (bán). Chúng ta có thể hiểu cụm từ này nghĩa là bán hàng chớp nhoáng. Những đợt sale này thường diễn ra nhanh chóng tại một khung giờ nhất định, thời gian sale rất ngắn chỉ khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng.
Tại các khung giờ này, hàng hóa được bán ra có giá rẻ, các khách hàng có thể săn được các đơn hàng mong muốn với mức giá hời. Các chủ shop bán hàng online tận dụng các khoảng thời gian sale để tung ra các voucher giảm giá nhằm tăng doanh thu cho cửa hàng.
Xem thêm: Điểm Pivot là gì? Những điều cần biết về điểm Pivot
Ưu điểm của Flash sale
Flash sale có rất nhiều ưu điểm và mang lại các lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp của bạn. Hãy cùng điểm qua những ưu điểm và lợi ích của Flash sale dưới đây.
Kích thích nhu cầu mua hàng, tăng doanh số bán hàng
Mục tiêu của Flash sale là kích cầu thị trường. Tại các đợt giảm giá này, hàng hóa sẽ được giảm giá sâu với số lượng ít, trong một khung giờ nhất định. Điều này tạo nên cảm giác khan hiếm hàng hóa, kích thích mong muốn chinh phục và nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng.
Hơn thế, chương trình diễn ra trong thời gian ngắn sẽ thúc giục khách hàng phải mua hàng nhanh hơn, giúp cho doanh thu của cửa hàng tăng nhanh. Thậm chí, một số cửa hàng còn “bùng nổ doanh số” trong khoảng thời gian ngắn diễn ra chương trình.
Hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo
Một trong những ưu điểm các chủ doanh nghiệp hướng tới khi chạy chương trình sale này là nó có sức lan tỏa rất nhanh. Khi biết tới một đợt giảm giá hời, người tiêu dùng sẽ giới thiệu đến người thân, bạn bè của mình. Điều này giúp làm tăng độ nhận diện của doanh nghiệp trong khi không cần quảng cáo quá nhiều.
Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, chỉ 1 cú click chuột là thông tin đã được chia sẻ rộng rãi. Các chủ cửa hàng có thể tận dụng điều này như một hình thức marketing hiệu quả mà không cần trả các chi phí quảng cáo đắt đỏ.
Ưu điểm của Flash sale
Giúp giải quyết vấn đề hàng tồn kho
Khi buôn bán, doanh nghiệp nào cũng sẽ có các mặt hàng tồn kho cận date hoặc các mặt hàng nhập dư mà chưa thể bán hết được. Flash sale chính là một giải pháp hữu hiệu giúp giải quyết vấn đề nhức nhối này.
Trong các sự kiện sale, người mua hàng sẽ có cảm giác như họ đang mua được những món hời và tiết kiệm được tiền. Điều này khiến khách hàng mua nhiều hơn, từ đó các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để bán các mặt hàng tồn kho mình đang có.
Nhược điểm của Flash sale
Ngoài những ưu điểm trên, Flash sale cũng tồn tại nhiều nhược điểm cần được khắc phục như:
- Làm cắt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp: Trong các đợt Flash sale, mức giá sản phẩm sẽ giảm sâu, một số mặt hàng bán thậm chí không có lãi. Nếu doanh nghiệp không tính toán kỹ thì lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.
- Thay đổi quan điểm mua hàng của người dùng: Trước đây, người tiêu dùng thường sẽ có mong muốn mua hàng theo giá trị, tiền nào của đấy. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các đợt săn sale, một số khách hàng sẽ có tâm lý đợi giảm giá mới mua, hàng hóa với giá bình thường rất tốn kém.
- Gây ảnh hưởng tới danh tiếng thương hiệu: Khi áp dụng giảm giá, doanh nghiệp nên cân nhắc tới mức giá mà các mặt hàng sẽ được giảm để tránh gây phản ứng trái chiều. Nếu áp dụng không đúng cách, Flash sale có thể gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh cũng như uy tín của doanh nghiệp.
- Giảm niềm tin của người tiêu dùng: Một số cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử lạm dụng hình thức sale này, cung cấp các sản phẩm kém chất lượng tới tay người dùng. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới niềm tin của khách hàng, khiến họ nghi ngờ và có tâm lý dè chừng khi mua hàng.
Tìm hiểu một số nhược điểm của flash sale
Các mẹo sử dụng Flash sale thành công cho người bán hàng
Để có một đợt sale thành công, người bán cần lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng các điều sau:
- Chọn sản phẩm giảm giá phù hợp thị hiếu người tiêu dùng và khả năng cung ứng của doanh nghiệp: Các sản phẩm này cần được cân đối giữa doanh thu và chi phí để quyết định số lượng và mức giá sản phẩm được sale.
- Chiến lược giảm giá thông minh ứng với từng loại sản phẩm: Từng loại sản phẩm khác nhau nên có các chiến lược bán hàng khác nhau. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định doanh thu của bạn trong đợt giảm giá này.
- Lựa chọn khung giờ sale hợp lý: Các chủ cửa hàng nên cân nhắc các khung giờ sale và sản phẩm sale. Mỗi sản phẩm đều có khung giờ sale tương ứng, khi đó mức cầu của nó đạt tối đa.
Các khung giờ Flash sale
- Kết hợp các voucher hấp dẫn để thu hút khách hàng: Đây là yếu tố then chốt quyết định việc khách hàng có mua hàng hay không. Các cửa hàng có thể cung cung cấp các voucher giảm giá 5%, 10%,.. hoặc các mã freeship cho khách hàng của mình để tăng tương tác và nâng cao doanh thu.
Các doanh nghiệp có thể hợp tác với các sàn thương mại điện tử và tổ chức các đợt sale trên đó. Các sàn thương mại điện từ nổi tiếng hiện nay như Shopee, Lazada, Sendo,.. đều tổ chức các chương trình sale hàng tháng với các chính sách ưu đãi, bạn đọc có thể tham khảo qua.
Kết luận
Qua bài viết trên, 69 Invest hy vọng đã giúp được các chủ doanh nghiệp hiểu hơn về Flash sale là gì? Mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn nâng cao doanh thu và tạo được uy tín, niềm tin với khách hàng của mình. Chúc các bạn thành công!