FTM coin là token nội bộ của dự án Fantom với nhiều tính năng mới mẻ, mở rộng và an toàn nên đã thu hút được nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây. Vậy cụ thể FTM coin là gì? Những kiến thức liên quan đến FTM coin gồm những gì thì hãy cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây!
Mục lục bài viết
1. Fantom là gì?
Fantom hay FTM được biết đến là nền tảng gồm một sổ cái phân tán và được dựa trên công nghệ Directed Acrylic Graph. Nền tẳng này có tính chất cực kỳ an toàn và có thể mở rộng bằng việc sử dụng những nguyên tắc aBFT để đạt được sự đồng thuận, trình biên dịch xác minh và các máy ảo dựa trên việc đăng ký để thực hiện được các hợp đồng thông minh với những tính năng:
- Khi tham gia vào mạng lưới thì các node sẽ không cần biết đến sự tồn tại của node khác trong mạng lưới.
- FTM sử dụng một loại dấu thời gian của Lamport để đạt được thứ tự địa hình từ những khối sự kiện.
- Chức năng kích hoạt những hợp đồng thông minh trên hệ thống dựa trên DAG, sử dụng giao thức Lachesis.

Xem thêm: EPS coin là gì? Tất tần tật thông tin liên quan về EPS coin
2. FTM coin là gì?
FTM coin là gì, đây là token chính thức của mạng Fantom, được sử dụng để bảo mật mạng thông qua đặt cược, quản trị, thanh toán và trả phí. FTM có sẵn dưới dạng mã thông báo mainnet gốc, ERC-20 và BEP-2. Tổng cung là 175 tỷ FTM với 2.1 tỷ đang được lưu hành, còn lại dành cho phần thưởng đặt cược.
2.1. Những điểm nổi bật của FTM coin
Tính mở rộng
Mỗi mạng xây dựng trên Fantom sẽ độc lập với nhau. Với những dApps phức tạp, cùng với sự gia tăng của người dùng, toàn bộ mạng sẽ bị chậm lại vì tất cả dApps sử dụng chung một cơ sở hạ tầng nên khi tham gia nhiều cùng một lúc thì có thể dẫn tới hiện tượng bị chậm, hay thậm chí bị treo máy.
FTM giải quyết được khả năng mở rộng bằng việc cung cấp cho mỗi ứng dụng blockchain dành riêng cho nó.
Mỗi blockchain sẽ độc lập với nhau, có token tùy chỉnh và các quy tắc quản trị. Tất cả sẽ được gắn trên Lachesis, cùng sự đồng thuận aBFT nhanh chóng của FTM, mọi blockchain có thể thực hiện tương tác cùng với nhau và được hưởng lợi của tốc độ cũng như tính bảo mật của công nghệ cơ bản.

FTM là mạng được tạo nên từ nhiều các máy tính phi tập trung, đều chung một logic nhưng lại hoàn toàn độc lập và có thể giao tiếp với nhau.
Tính bảo mật
FTM được bảo mật bằng công nghệ Proof-of-Stake, có thể ngăn chặn sự tập trung và có thể tiết kiệm điện.
Lachesis cung cấp tính bảo mật theo cấp tổ chức cho những mạng phân tán, điều này có nghĩa là những giao dịch sẽ không bao giờ được hoàn lại.
Việc sử dụng cơ chế đồng thuận giúp mở rộng quy mô lên tới hàng trăm node, tăng khả năng phân quyền và duy trì tính bảo mật.
Tính mở
FTM là mạng lưới mã nguồn mở, có tính chất không cần cấp phép nên ai cũng sẽ có thể trở thành một validator node. Trong chuỗi Opera của Fantom không giới hạn số lượng các node xác thực tham gia quá trình bảo mật mạng, nhưng phải thỏa mãn điều kiện stake tối thiểu 3.175.000 FTM.
Xem thêm: Casper coin là gì? Những thông tin nên biết về Casper coin
2.2. Công nghệ Fantom sử dụng
DAG
DAG (Directed Acyclic Graph) không phải là một dạng tương đối giống blockchain. Trong DAG, dữ liệu được sắp xếp khá giống với một đồ thị. Để xác nhận giao dịch chỉ cần xác nhận trước đó một khối.
DAG cho phép nhiều giao dịch xác nhận đồng thời, là một trong những mô hình tiềm năng cho crypto với hiệu suất cao. Các validator không phải cạnh tranh nhau để tìm ra các block mới mà các node mới sẽ liên tục được bổ sung để xử lý các giao dịch nhanh hơn.
Cơ chế đồng thuận Lachesis
Lachesis là thuật toán đồng thuận aBFT dựa trên DAG cung cấp năng lượng cho blockchain Fantom. Các nhà phát triển sử dụng Lachesis để xây dựng các ứng dụng ngang hàng. Lachesis được thiết kế cắm vào các ứng dụng được viết bằng bất cứ ngôn ngữ nào.
Đặc điểm của Lachesis:
- Không đồng bộ, hỗ trợ đắc lực cho DAG: Validator chỉ cần thông báo với một node duy nhất liền kề thay vì phải báo cho toàn bộ các node trên toàn mạng lưới cùng xác nhận.
- Không có người lãnh đạo: Trên mạng Fantom, tất cả mọi người đều có quyền giống nhau nên khả năng bảo mật được tăng cường hơn và mạng có cơ chế trả thưởng công bằng hơn.
- Byzantine Fault-Tolerant (BFT): Thuật toán nhằm đảm bảo mạng lưới Fantom không bị sập.
- Near-Instant Finality: công nghệ xác nhận khối cuối cùng gần như tức thì. Một giao dịch của Fantom chỉ diễn ra trong vòng 1-2 giây.

2.3. Các thông tin về FTM coin
- Ticker: FTM
- Blockchain: Ethereum.
- Token type: Utility Token.
- Token Standard: ERC-20.
- Smart Contract: 0x4e15361fd6b4bb609fa63c81a2be19d873717870
- Circulating Supply: 2.541.152.731 FTM.
- Total Supply: 3.175.000.000 FTM
2.4. Phân bổ FTM coin
- 15% được bán bằng hình thức Seed Sale.
- 4% được bán bằng hình thức Private Sale.
- 57% được bán bằng hình thức Public Sale.
- 12% được phân bổ dành cho cố vấn dự án FTM.
- 49% được phân bổ cho team phát triển dự án.
- 75% được phân bổ để làm Block Rewards.
- 6% để dự trữ.

Xem thêm: SLP coin là gì? Tìm hiểu về SLP và tiềm năng mang lại
3. Coin FTM dùng làm gì?
- Bảo mật mạng: Fantom sử dụng Proof-of-Stake yêu cầu người xác nhận phải nắm giữ tối thiểu 3.175.000 FTM để tham gia trở thành một node validator. Cả node và staker đều được trả thưởng bằng phần thưởng khối và fee.
- Thanh toán: Người dùng có thể dùng mạng lưới Fantom để gửi và thanh toán bằng token FTM với thông lượng cao, chi phí thấp. Mỗi giao dịch chuyển tiền chỉ mất khoảng 1 giây và chi phí khoảng $0,0000001.
- Quản trị on-chain: Những ai đang nắm giữ FTM có quyền tham gia biểu quyết trước các quyết định cập nhật hay thay đổi nền tảng.
- Phí mạng: Sử dụng FTM để trả phí giao dịch, phí triển khai hợp đồng thông minh hoặc tạo mạng mới.
- Tài sản thể chấp: Token FTM có thể được sử dụng để làm tài sản thế chấp trên Fantom DeFi hay fantom.finance.
- Đặt cược: Bất kỳ ai sở hữu FTM sẽ có quyền đặt cược FTM cho việc bảo mật mạng Fantom, và sẽ nhận lại được phần thưởng từ phí giao dịch trên số lượng FTM đặt cược vào.
4. Ưu và nhược điểm của FTM coin
4.1. Ưu điểm
- FTM coin có tính thanh khoản cao, được niêm yết trên phần lớn các sàn giao dịch.
- Quỹ đầu tư rất mạnh mẽ: Kosmos Capital, Blackwater Capital, HyperChain Capital, TCM,…
- Đội ngũ phát triển là những người có nhiều kinh nghiệm và am hiểu trong các lĩnh vực về công nghệ và tài chính.
- Vai trò của FTM coin trong hệ sinh thái rất rõ ràng. Số lượng dApp phát triển trên hệ sinh thái Fantom rất lớn nên có nhiều cơ hội cho FTM coin.
4.2. Nhược điểm
- Sử dụng kiến trúc DAG có tốc độ giao dịch nhanh, khả năng mở rộng lớn nhưng lại làm giảm đi tính phi tập trung.
Kết luận
Qua bài viết này, 69 Invest đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về một trong những đồng tiền của nền tảng giao dịch giúp giải quyết các vấn đề về mở rộng mạng lưới và tốc độ giao dịch, cụ thể FTM coin là gì? Những điều cần biết về FTM coin. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc có thể nắm vững những kiến thức trên để đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý.