Giá dầu vào ngày thứ Sáu (17/3) giảm mạnh, dấu hiệu đảo chiều từ đà tăng hơn 1 USD/thùng vào đầu phiên và sụt giảm hơn 3 USD/thùng. Điều này xảy ra khi có những lo ngại về lĩnh vực ngân hàng làm cho giá dầu ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong nhiều tháng từ trước đến nay.

Kết thúc phiên giao dịch vào ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent đã lùi khoảng 1.59 USD (tương đương 2.1%) xuống còn 73.11 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI theo đó cũng mất đi 1.43 USD (tương đương 2.1%) còn lại 66.92 USD/thùng.
Tại mức đáy trong phiên giao dịch, cả 2 hợp đồng dầu đều đã giảm tương đương hơn 3 USD/thùng. Trong khi dầu Brent có ghi nhận tuần giảm mạnh nhất từ tháng 12/2022, sụt giảm hơn 10% thì dầu WTI cũng lao dốc với hơn 11%, đã đánh dấu tuần giảm mạnh nhất từ tháng 4/2022.
John Kilduff – một trong những đối tác tại Again Capital đã có những nhận định: “Những yếu tố cơ bản không hề khủng khiếp như những gì đang được định giá tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, xuất hiện những lo ngại dầu không phải là nơi an toàn như tiền mặt hay vàng”.
Áp lực trong tuần này diễn ra ngay sau khi Silicon Valley Bank và Signature Bank phá sản, cùng những khó khăn có tại Credit Suisse và First Republic Bank.
Giá phục hồi vào ngày thứ Sáu sau khi có các biện pháp hỗ trợ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng như các nhà cho vay của Mỹ, tuy vậy, giá dầu lại bị giảm lần nữa khi SVB Financial Group đã nộp đơn xin tái tổ chức.
Các nhà phân tích kỳ vọng rằng nguồn cung toàn cầu khan hiếm sẽ có thể hỗ trợ cho giá dầu trong tương lai gần.
Các thành viên OPEC+ cũng cho rằng đà giảm giá dầu trong tuần này là do các động lực tài chính hơn là do bất kỳ sự mất cân bằng của thị trường cung cầu, đồng thời dự báo thị trường sẽ ổn định.

Dầu WTI tuần này đã rớt mốc xuống 70 USD/thùng lần đầu tiên từ tháng 12/2021, điều này là do có thể Chính phủ Mỹ bắt đầu đổ đầy Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) để thúc đẩy nhu cầu.
Và các chuyên gia phân tích cũng kỳ vọng nhu cầu phục hồi ở Trung Quốc sẽ góp phần hỗ trợ giá dầu. Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang Trung Quốc trong tháng 3 sẽ hướng đến mức cao nhất trong hơn 2 năm.
Ả-rập Xê-út và Nga trong cuộc họp ngày 16/3 đã khẳng định cam kết đối với quyết định của OPEC+ tháng 10 năm ngoái nhằm cắt giảm sản lượng mục tiêu khoảng 2 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm 2023.