Giá, hay giá cả là thuật ngữ quen thuộc với nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ giá là gì cũng như vai trò của giá trên thị trường. Cùng 69 Invest tìm hiểu những vấn đề về giá qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1.Giá là gì?
Giá, hay giá cả, trong tiếng anh là Price là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Đồng thời, giá còn biểu hiện nhiều mối quan hệ lớn trong nền kinh tế.
Đơn giản hơn, giá chính là chi phí ước tính của một cái gì hoặc một vật cụ thể nào đó trên thị trường như sản phẩm hay dịch vụ cụ thể.
Thông thường, giá được đo cụ thể bằng đơn vị tiền tệ. Vì thế, giá được gán giá trị cụ thể ở các quốc gia khác nhau là khác nhau. Giá được sử dụng cho giao dịch mua và bán các loại hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, giá là một thuật ngữ phản ánh mối quan hệ trao đổi giữa hàng hóa và dịch vụ có thể thực hiện truy cập trên thị trường. Do đó, giá cần phải tuân theo luật cung cầu và ở trong một số trường hợp, giá cần tuân theo quy định của các cơ quan chính thức.
Tùy vào nhu cầu của sản phẩm, giá của sản phẩm đó có thể giảm hay tăng. Chính vì vậy, giá như một chỉ số kinh tế dựa trên việc thực hiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo doanh thu của cá nhân, tổ chức.
Vậy giá cả có đặc trưng gì? Theo đó, giá hay giá cả có những đặc trưng sau đây:
- Trong một số thị trường, như thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá hoàn toàn do thị trường hay lực lượng cung cầu quyết định.
- Trong một số thị trường, như thị trường độc quyền bán, các nhà cung cấp lớn có tác động đáng kể tới giá cả thị trường.
- Trong một số trường hợp khác, chính phủ có thể quy định hay điều tiết giá cả bằng các công cụ, chính sách về giá cả và thu nhập.
Xem thêm: Công ty chứng khoán là gì? Vai trò của công ty chứng khoán
2.Vai trò của giá cả
Để hiểu thêm giá là gì, các nhà đầu tư cần nắm bắt vai trò của giá cả. Theo đó, giá cả có những vai trò sau đây.
Thứ nhất, tác động đến hành vi của người tiêu dùng.
Trên thực tế, sự thay đổi của giá cả trên thị trường luôn tác động tới hành vi của người tiêu dùng. Trong trường hợp mức giá tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm nhu cầu tiêu dùng của mình. Ngược lại, khi mức giá của hàng hóa hạ xuống, người tiêu dùng được khuyến khích gia tăng mức sử dụng hàng hoá, có khuynh hướng sử dụng hàng hóa một cách hào phóng hơn.
Thứ hai, tác động đến hành vi của những người sản xuất.
Không những ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng, sự biến động của giá cả còn ảnh hưởng tới hành vi của những người sản xuất. Theo đó, khi giá hàng hóa tăng cao sẽ khuyến khích người sản xuất gia tăng sản lượng hàng hoá. Ngược lại, trong trường hợp giá hàng hoá hạ xuống thấp, những người sản xuất lại chịu áp lực, buộc phải cắt giảm sản lượng
Thứ ba, giá cả là kênh thông tin hữu ích trong việc đưa ra quyết định.
Bên cạnh tác động tới hành vi người tiêu dùng và người sản xuất, hệ thống giá cả được coi là kênh thông tin hữu ích trong việc đưa ra quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng.
Sự lên xuống linh hoạt của giá cả trong nền kinh tế thị trường chính là một kênh thông tin hữu ích về tình hình thị trường để những người sản xuất và tiêu dùng ra quyết định.
Cụ thể, trường hợp giá của loại hàng hóa nào đó đang tăng có thể là tín hiệu cho thấy sự thiếu hụt hàng hoá trên thị trường. Trong trường hợp này, việc mở rộng sản xuất hay hạn chế tiêu dùng là thích hợp.
Ngược lại, trong trường hợp giá của hàng hóa đang đi xuống có thể là tín hiệu về sự dư thừa tương đối của hàng hóa. Lúc này, cắt giảm lượng hàng hóa cung ứng của người sản xuất hay mở rộng tiêu dùng của người tiêu thụ được thực hiện.
Thứ tư, phân bổ nguồn lực hữu hiệu
Một vai trò của giá cả không thể bỏ qua là trong quan hệ giữa các thị trường với nhau, sự vận động của hệ thống giá cả còn tạo ra một cơ chế phân bổ nguồn lực hữu hiệu.
Theo đó, dựa vào sự biến động lên xuống của giá cả, nguồn lực được phân bổ cho các ngành kinh tế khác nhau theo hướng ngành nào mà giá tương đối của hàng hoá càng cao thì ở đó càng thu hút được nhiều nguồn lực của xã hội và ngược lại.
Thứ năm, vai trò kết nối.
Giá cả có khả năng kết nối các quyết định riêng rẽ của hàng nghìn, hàng triệu cá nhân khác nhau trong nền kinh tế với nhau nhằm tạo ra sự cân đối hay ăn khớp với nhau giữa hai yếu tố cung và cầu, giữa hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
Không những vậy, sự vận động của giá cả hướng về mức giá cân bằng chứng minh khả năng tự vận hành, tự điều chỉnh của nền kinh tế thị trường.
Xem thêm: Điểm Pivot là gì? Những điều cần biết về điểm Pivot
3.Các yếu tố tác động tới giá cả trên thị trường
Yếu tố nào tác động tới giá cả trên thị trường là vấn đề mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nắm bắt. Theo đó, các yếu tố cơ bản sau đây tác động tới giá cả:
- Quan hệ cùng và cầu về hàng hóa.
- Giá trị của đồng tiền.
- Giá trị của bản thân hàng hóa.
Trong đó, tác động của mối quan hệ cung và cầu lên việc phản ánh giá cả hàng hoá cụ thể như sau:
- Trong trường hợp cung bằng cầu, tức là khi cung và cầu của một loại hàng hóa là ngang bằng nhau thì giá cả phản ánh phù hợp với giá trị của hàng hóa đó. Tuy nhiên trường hợp này ít xảy ra trên thực tế.
- Trường hợp cung nhỏ hơn cầu, giá cả của hàng hóa sẽ cao hơn giá trị của hàng hóa.
- Trường hợp cung lớn hơn cầu, giá cả của hàng hóa sẽ thấp hơn giá trị của hàng hóa đó.
Xem thêm: Đầu tư chứng chỉ quỹ là gì? Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ?
Kết luận
Giá, hay giá cả là biểu hiện bằng tiền của hàng hóa và có vai trò quan trọng trên thị trường. Có nhiều yếu tố tác động tới giá cả như quan hệ cung cầu, giá trị của đồng tiền và giá trị của hàng hóa.
Trên đây là những thông tin về giá là gì cũng như đặc trưng, vai trò và các yếu tố tác động tới giá cả trên thị trường. Hi vọng những kiến thức này sẽ hữu ích cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, nhà sản xuất cũng như những người tiêu dùng.