Giá trị tài sản ròng rất quan trọng trong đầu tư và cuộc sống hằng ngày, giúp đánh giá tài sản, năng lực cá nhân, tổ chức để thiết lập được những kế hoạch đầu tư nhưng lại có ít người hiểu rõ về giá trị tài sản ròng. Vậy cụ thể giá trị tài sản ròng là gì? Giá trị tài sản ròng có ý nghĩa như thế nào thì hãy cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Giá trị tài sản ròng là gì?
Giá trị tài sản ròng (giá trị tài sản thuần) hay Net Worth là gì, đây là số liệu để đánh giá chính xác tình hình tài chính của cá nhân hoặc tổ chức. Giá trị tài sản ròng là phần giá trị còn lại sau khi lấy tổng tài sản sở hữu trừ tài sản nợ. Tài sản sở hữu gồm tài sản tài chính và phi tài chính.

- Tài sản sở hữu: tiền mặt, bất động sản, khoản đầu tư, phương tiện, vật chất,…
- Tài sản nợ: khoản vay tại các ngân hàng, …
- Tài sản tài chính: cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, khoản cho vay,…
- Tài sản phi tài chính: đất đai, nhà xưởng, máy móc, bằng sáng chế, chất xám,…
Cách tính giá trị tài sản ròng
Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản sở hữu – Tổng nợ phải trả

Trong đó:
- Tổng tài sản: tiền mặt, khoản đầu tư, vàng, cơ sở vật chất, phương tiện,..
- Tổng nợ: các khoản vay
Những loại tài sản gồm
- Tài sản lưu động: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi,…
- Khoản đầu tư: cổ phần, đầu tư chứng khoán, gửi hưu trí, bảo hiểm xã hội,…
- Bất động sản: nhà, đất, địa điểm đứng tên chủ sở hữu tài sản
- Tài sản cá nhân: trang thiết bị, máy móc, vật tư,…
- Các khoản cho vay: các khoản đã cho vay và có khả năng thu hồi nợ
- Tài sản khác
Những khoản nợ gồm:
- Vay thế chấp: thế chấp tài sản cho việc đầu tư, mua sắm.
- Vay trả góp: khoản vay dưới hình thức trả góp cho đầu tư, mua sắm.
- Vay tín dụng: Dựa theo số ghi nợ.
- Vay cá nhân: khoản vay nhanh từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp,…
Giá trị tài sản ròng có những ý nghĩa gì?
Giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị tài sản thực của doanh nghiệp, thấy được được khả năng tài chính, tiềm năng phát triển. Dựa vào thay đổi của giá trị tài sản ròng sẽ biết được hiệu quả hoạt động. Sự tăng giảm phản ánh doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay lỗ. Giá trị tài sản ròng giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác về lợi nhuận và vay nợ, có định hướng tốt hơn trong việc sử dụng tài sản và đánh giá tình hình của công ty. Doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động vay vốn tín dụng.

Phân loại giá trị tài sản ròng
Chi tiết về phân loại giá trị tài sản ròng như sau:
Giá trị tài sản ròng với cá nhân
Tài sản của cá nhân hiếm khi cố định, có thể tăng giảm chậm hoặc nhanh theo thời gian. Việc tính toán tài sản ròng của cá nhân thực hiện thủ công hoặc công cụ có sẵn. Đối với những người có Net Worth cao thường sẽ thuê các tổ chức tài chính. Giá trị tài sản ròng cá nhân là căn cứ xác định khả năng vay vốn tại tổ chức tín dụng.
Giá trị tài sản ròng với doanh nghiệp
Net Worth doanh nghiệp là tài sản hoặc vốn chủ sở hữu của cổ đông, là phần chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ phải trả. Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp, được báo cáo đầy đủ hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Số liệu tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán doanh nghiệp có thể đã cũ nên không phản ánh được chính xác tình hình tài sản hiện tại của doanh nghiệp.
Giá trị tài sản ròng với Chính phủ
Giá trị tài sản ròng của Chính phủ là khoản chênh lệch giữa tài sản do chính phủ nắm giữ với phần nợ chưa thanh toán. Giá trị tài sản của quốc gia bằng tổng Net Worth cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ, phản ánh sức mạnh tài chính của quốc gia, cho thấy khả năng thực hiện các chính sách kinh tế. Nếu Net Worth dương, tình hình kinh tế mạnh, nếu Net Worth âm, có nguy cơ phá vỡ sự bền vững tài khoá.
Tài sản ròng trong chứng khoán
Tài sản ròng trong chứng khoán là giá trị của toàn bộ các tài sản tài chính và phi tài chính thuộc quyền sở hữu của tổ chức trừ đi giá trị của các nghĩa vụ nợ.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên, 69 Invest đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về giá trị tài sản ròng là gì cũng như ý nghĩa của giá trị tài sản ròng. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc có thể nắm vững những kiến thức và có cho mình những chiến lược đầu tư phù hợp.