Hợp đồng tương lai là một trong những sản phẩm nổi bật trên thị trường chứng khoán. Bởi đây là hợp đồng có cơ hội đầu tư sinh lời cao cùng nhiều ưu điểm có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều người biết rõ về loại hợp đồng này. Hãy cùng 69 Invest tìm hiểu cụ thể hợp đồng tương lai là gì qua bài viết bên dưới đây!
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp đồng tương lai là gì?
- 2 2. Lợi ích của hợp đồng tương lai
- 3 3. Những đặc điểm của hợp đồng tương lai
- 4 4. Chức năng của hợp đồng tương lai
- 5 5. Các chiến lược đầu tư hợp đồng tương lai hiệu quả
- 6 6. Các chủ thể của hợp đồng tương lai
- 7 8. Các loại hợp đồng tương lai
- 8 9. Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra như thế nào?
- 9 Kết luận
1. Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai (Futures contract) là loại hợp đồng chuẩn hóa giữa bên mua và bên bán về một giao dịch trong tương lai, với một mức giá xác định tại thời điểm ký kết.
Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra khi bên mua đồng ý mua sản phẩm tại thời điểm đã xác định trong tương lai và bên bán đồng ý bán sản phẩm với mức giá xác định tại thời điểm hiện tại.
Hàng hóa cơ sở của hợp đồng tương lai chủ yếu là các mặt hàng truyền thống như lương thực, vàng, kim loại, dầu mỏ… hoặc có thể là tiền tệ hay các tài sản vô hình như chỉ số chứng khoán…
Xem thêm: Sàn ACX là gì? Đánh giá & Review sàn ACX chi tiết từ A đến Z
2. Lợi ích của hợp đồng tương lai
Giao dịch dễ dàng, thuận tiện
Việc thực hiện giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra giống như giao dịch cổ phiếu thông thường. Nhà đầu tư dự đoán thị trường tăng điểm thì sẽ tiến hành đặt lệnh mua để mở vị thế mua hợp đồng tương lai. Khi thị trường tăng theo kỳ vọng thì nhà đầu tư có lợi nhuận. Trong trường hợp người lại thì nhà đầu tư có thể mở vị thế bán hợp đồng tương lai để kiếm lời.
Tỷ lệ đòn bẩy cao
Hợp đồng tương lai có thể mang lại cho nhà đầu tư mức đòn bẩy rất cao, mức lãi nhận được có thể lớn hơn rất nhiều so với đầu tư cổ phiếu, thậm chí chỉ cần ký quỹ một phần. Tuy nhiên, nếu thị trường đi ngược lại với những dự đoán của nhà đầu tư thì việc đòn bẩy cao cũng có thể mang lại thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Từ đó mà nhà đầu tư khi nắm giữ hợp đồng tương lai cần theo dõi chặt chẽ thị trường.
Có thể thực hiện trao đổi liên tục trong ngày
Nhà đầu tư có thể phải chờ đến 2 ngày để cổ phiếu về tài khoản mới có thể thực hiện giao dịch thì với hợp đồng tương lai, nhà đầu tư có thể liên tục đóng hay mở vị thế. Từ đó có thể kiếm được lợi nhuận trên mọi sự biến động của thị trường chứng khoán.
Có thể tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường giảm
Với thị trường cổ phiếu thì nhà đầu tư hiện đang không có công cụ để tìm kiếm lợi nhuận, đặc biệt là khi thị trường giảm điểm. Với hợp đồng tương lai thì nhà đầu tư có thể thực hiện những công cụ này. Chỉ cần đáp ứng được điều kiện duy nhất là nộp đủ số lượng thì nhà đầu tư có thể tham gia vào vị thế bán hợp đồng tương lai bất kỳ lúc nào. Khi chỉ số thị trường giảm đúng như dự đoán thì nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận từ giao dịch của mình.
Xem thêm: Dodo coin là gì? Hướng dẫn tìm kiếm Dodo coin mới nhất 2022
3. Những đặc điểm của hợp đồng tương lai
- Tính chuẩn hóa: Là sản phẩm tài chính được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán phái sinh. Do đó, các điều khoản hợp đồng tương lai đều được chuẩn hóa và quy định chi tiết.
- Bù trừ và ký quỹ: Ký quỹ là hoạt động bắt buộc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của bên mua và bên bán thực hiện đúng cam kết hợp đồng. Trung tâm quản lý sau đó sẽ tiến hành hạch toán giá và yêu cầu bù trừ hoặc thanh toán theo giá trị thực tế.
- Dễ đóng vị thế: Bằng cách tham gia vị thế ngược của hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào.
- Đòn bẩy tài chính: Đòn bẩy tài chính luôn mang lại khả năng thu lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư bởi mức sinh lời từ hợp đồng tương lai thường cao hơn đầu tư thị trường tài sản cơ sở.
- Tính thanh khoản cao: Nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán hợp đồng tương lai khi biết trước 1 số điều khoản cụ thể.
- Tính an toàn cao và rủi ro thấp: Cả bên mua bán hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quy định, quyền và nghĩa vụ.
Xem thêm: Wire transfer là gì? Ưu, nhược điểm của wire transfer
4. Chức năng của hợp đồng tương lai
Bảo đảm và quản lý rủi ro: nhà đầu tư sử dụng hợp đồng tương lai như một cách để để giảm tối đa rủi ro với các danh mục đầu tư.
Làm đòn bẩy tài chính: thông qua việc sử dụng các hợp đồng tương lai, nhà đầu tư tạo ra các vị thế đòn bẩy. Các hợp đồng được thanh toán vào ngày hết hạn nên nhà đầu tư có thể nâng cao vị thế của mình.
Đa dạng hóa tài sản: nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro với các tài sản khó có thể giao dịch tại chỗ. Tuy nhiên các nhà giao dịch không phải thực hiện trực tiếp các giao dịch mà có thể vào đầu cơ nhiều loại tài sản khác nhau.
Phát hiện giá thị trường: thị trường tương lai tương tự như cửa hàng mà người mua và người bán có thể thực hiện các giao dịch đối với đa dạng các loại tài sản. Đặc biệt, hợp đồng tương lai cho phép minh bạch hơn về giá và được giao dịch trong khung thời gian dài hơn.
5. Các chiến lược đầu tư hợp đồng tương lai hiệu quả
Giao dịch đầu cơ theo xu thế giá
Chiến lược được sử dụng nhiều nhất vì tính đơn giản và mức độ hấp dẫn nhưng có nhiều rủi ro cao. Nếu nhà đầu tư dự báo thị trường sắp tăng giá thì sẽ tiến hành mua hợp đồng tương lai và chờ khi tăng giá sẽ bán để đóng vị thế.
Ngược lại, nhà đầu tư sẽ thực hiện bán hợp đồng tương lai khi thị trường sẽ giảm và thực hiện mua để đóng vị thế.
Giao dịch trong ngày
Giao dịch trong ngày là nhà đầu tư mua và bán trong ngày. Vào cuối ngày, nhà đầu tư đóng tất cả các vị thế của mình về 0 nên không phải chịu biến động giá qua đêm.
6. Các chủ thể của hợp đồng tương lai
Cơ quan quản lý
Đây là cơ quan ban hành các văn bản pháp luật quy định. Đồng thời bên cạnh đó thực hiện việc thanh tra và giám sát các hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh nói chung.
Sở giao dịch
Là nơi tổ chức giao dịch và niêm yết các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Đồng thời giám sát các hoạt động giao dịch và tính toán các loại giá quan trọng. Ngoài ra Sở giao dịch cũng là nơi cung cấp các thông tin về sản phẩm và giao dịch.
Trung tâm thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh
Trung tâm thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh hoạt động theo mô hình bù trừ đối tác trung tâm dưới một trong hai hình thức là tổ chức độc lập với SGDCK phái sinh hay là một đơn vị trực thuộc SGD CKPS. Trung tâm có một số chức năng:
- Tính toán ký quỹ ban đầu
- Tính ký quỹ và thông báo những yêu cầu bổ sung ký quỹ của từng thành viên
- Tính giới hạn vị thế cho từng nhà đầu tư
- Giám sát, theo dõi khối lượng giới hạn vị thế
- Thực hiện hạch toán mỗi ngày
- Giám sát và quản lý và các thành viên
- Quản lý tài khoản ký quỹ của các thành viên và khách hàng
- Quản lý các tài sản thế chấp
- Quản lý các quỹ dự phòng để sử dụng trong trường hợp thành viên mất khả năng thanh toán
- Đưa ra những cơ chế quản lý rủi ro, các văn bản liên quan đến sản phẩm, quản lý, giám sát thị trường.
Thành viên giao dịch phái sinh
Là tổ chức đáp ứng các quy định thực hiện nghiệp vụ môi giới, tự doanh, tư vấn đối với giao dịch sản phẩm phái sinh như công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại, Quỹ đầu tư…Những tổ chức này thường đăng ký tư cách là thành viên giao dịch cho sản phẩm phái sinh.
Thành viên bù trừ
Các tổ chức tài chính đáp ứng các quy định để có quyền thực hiện nghiệp vụ bù trừ cho giao dịch sản phẩm phái sinh, đăng ký tư cách thành viên với Trung tâm thanh toán bù trừ. Thành viên bù trừ thực hiện các nghiệp vụ bù trừ chứng khoán phái sinh cho các giao dịch tự doanh và cho khách hàng.
Trung tâm thanh toán bù trừ cũng có quy định rõ mức ký quỹ bắt buộc và mức ký quỹ duy trì cho các thành viên bù trừ. Thành viên bù trừ sẽ thực hiện kiểm định giá trị của các tài sản ký quỹ và sau đó báo cáo với Trung tâm thanh toán bù trừ.
Nhà tạo lập thị trường
Mục đích là đảm bảo cân bằng và tạo tính thanh khoản cho giao dịch. SGDCK thường áp dụng các chính sách khuyến khích cho các nhà tạo lập thị trường như giảm phí thanh toán và phí giao dịch:
- Chào giá hai chiều và liên tục
- Nhà tạo lập thị trường bắt buộc phải thực hiện chào giá hai chiều với thời gian tồn tại và thời gian chào giá của lệnh được quy định theo Sở đặt ra
- Mức chênh lệch giữa giá chào mua/bán và khối lượng phải theo quy định của Sở.
Ngân hàng thanh toán
Ngân hàng thanh toán dựa trên kết quả hạch toán theo giá thực tế hàng ngày để thực hiện chuyển khoản và hạch toán cho các tài khoản giao dịch sản phẩm phái sinh. Bên cạnh đó, để thực hiện việc giám sát giá trị tài khoản thực của khách hàng, ngân hàng thanh toán còn kết nối với Trung tâm thanh toán bù trừ.
Nhà đầu tư
Có thể là các nhà đầu tư có tổ chức hay các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Những cá nhân, tổ chức không thể trực tiếp tham gia vào thị trường mà phải thông qua các tổ chức trung gian môi giới để thực hiện các hoạt động giao dịch. Nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh có thể có một số mục đích:
– Đầu cơ giá
– Phòng ngừa rủi ro danh mục đầu tư
– Hạn chế chênh lệch giá
Xem thêm: Solana là gì? Solana có điều gì nổi bật?
8. Các loại hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản
Hàng hóa cơ bản gồm các loại nông sản, kim loại và năng lượng. Thông thường, các hợp đồng tương lai đối với hàng hóa cơ bản đều áp dụng phương thức chuyển giao vật chất khi đáo hạn.
Hợp đồng tương lai tiền tệ
Hàng hóa cho loại hợp đồng tương lai này rất đa dạng, gồm đồng bảng Anh, đồng yên Nhật, đồng đôla Canada, đồng real Brazil, đồng Euro…Hợp đồng tương lai tiền tệ có thể giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của tỷ giá hối đoái.
Hợp đồng tương lai lãi suất và trái phiếu
Hợp đồng tương lai lãi suất là loại chứng khoán phái sinh được sử dụng để đối phó với những biến động của lãi suất ngắn hạn còn hợp đồng tương lai trái phiếu thường gắn liền với thị trường công cụ nợ kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Hợp đồng tương lai lãi suất, công cụ cơ sở gồm tín phiếu kho bạc, các khoản tiền gửi. Với hợp đồng tương lai trái phiếu, tài sản cơ sở là trái phiếu chính phủ.
Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu
Tài sản cơ sở là một chỉ số cổ phiếu nhất định, có thể là chỉ số chung toàn thị trường, ngành hay được tính từ một nhóm cổ phiếu nào đó. Các hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được thanh toán bằng tiền khi đáo hạn, không diễn ra sự chuyển giao danh mục cổ phiếu cấu thành chỉ số cơ sở giữa các bên.
Hợp đồng tương lai cổ phiếu
Nhóm hợp đồng tương lai xây dựng cho các cổ phiếu riêng lẻ, được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán và đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về tính thanh khoản trên thị trường.
Xem thêm: TCO là gì? Những điều cần biết về tổng chi phí sở hữu
9. Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra như thế nào?
- Bước 1: Mở tài khoản chứng khoán phái sinh tại sàn giao dịch. Người chơi cần cung cấp thông tin theo yêu cầu của từng sàn.
- Bước 2: Người chơi cần nộp ký quỹ để trở thành thành viên.
- Bước 3: Người chơi đặt lệnh giao dịch hợp đồng chứng khoán phái sinh. Hệ thống tại sở sẽ xác nhận lệnh giao dịch và trung tâm bắt đầu hạch toán giá vào cuối ngày.
- Bước 4: Khách hàng tiến hành bổ sung ký quỹ hoặc rút lãi để giao dịch thành viên.
Xem thêm: Antex coin là gì? Thông tin chi tiết về đồng tiền kỹ thuật số của Shark Bình
Kết luận
Như vậy, hợp đồng tương lai đem đến cho nhà đầu tư rất nhiều những tiềm năng to lớn nhưng cũng không kém phần rủi ro. Để có thể đưa ra những bước đi đúng đắn cần phải có sự tìm hiểu, hiểu biết kỹ lưỡng về hợp đồng tương lai. Mong rằng bài viết trên đã phần nào giúp bạn nắm bắt được những thông tin cơ bản.