Lãi suất âm vẫn còn là một thuật ngữ khá mới lạ tại Việt Nam nhưng tại các quốc gia phát triển thì lại khá là phổ biến. Chính sách về lãi suất này có thể tạo ra cho nền kinh tế những tác động tích cực nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy cụ thể lãi suất âm là gì? Ý nghĩa và mục đích của nó như nào thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây!
Mục lục bài viết
Lãi suất âm là gì?
Lãi suất âm (Negative Interest Rate) là một thuật ngữ chỉ lãi suất trả cho người đi vay nhiều hơn người cho vay. Áp dụng lãi suất âm nghĩa là sẽ phải trả lãi suất ngay cả khi đang cho vay hoặc chỉ gửi tiết kiệm. Lãi suất này được coi là một chính sách tiền tệ đặc biệt. Được Chính phủ áp dụng khi lãi suất giảm xuống dưới mức 0% và có hiện tượng xảy ra khủng hoảng kinh tế.
Chính sách lãi suất này được áp dụng chủ yếu với hai chủ thể chính là các ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương. Các ngân hàng thông thường sẽ gửi những khoản tiền mà không sử dụng vào ngân hàng trung ương. Từ đó nhận về một khoản lãi suất nhỏ nhưng khi áp dụng lãi suất này thì ngân hàng trung ương lại thu phí giữ tiền của các ngân hàng gửi tiền.

Phương thức hoạt động của lãi suất âm
Như vậy, chúng ta đã nắm được lãi suất âm là gì? Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về mức lãi suất này thì cần nghiên cứu thêm về phương thức hoạt động của chúng.
- Mức lãi suất này xuất phát từ hai góc độ chính là lợi tức trái phiếu và chứng khoán kho bạc có thể tăng âm. Ở nền kinh tế có các chính sách thay đổi tỷ giá hay đòn bẩy định hướng cũng dẫn đến lãi suất đạt âm.
- Thường chịu sự quản lý, quy định của các Ngân hàng trung ương hoặc cơ quan quản lý. Và thường xảy ra ở thời kỳ giảm phát, tức là lúc người tiêu dùng thay vì chi tiêu lại giữ quá nhiều tiền.
- Trên phương diện là người tiêu dùng thì đều có mong muốn là ngày mai số tiền đang sở hữu sẽ đáng giá hơn hôm nay. Khi nền kinh tế có nhu cầu giảm sút thì giá cả cũng sẽ giảm mạnh hơn. Điều này đã gây ra hiện tượng giảm phát. Nếu chỉ giảm lãi suất của ngân hàng trung ương về 0 thì lại không thể đủ để kích thích tăng trưởng cho các hoạt động tài chính. Do đó, ngân hàng trung ương phải nới lỏng các chính sách tiền tệ.
Xem thêm: Stablecoin là gì? Các loại hình stablecoin hiện hành
Lãi suất âm có ý nghĩa gì?
Xét tại các quốc gia như Bỉ, Áo hay Nhật Bản…. thì lãi suất âm được coi là một chính sách tiền tệ hiệu quả.
- Ngân hàng trung ương khi áp dụng lãi suất này sẽ tiến hành thu phí giữ tiền của các ngân hàng thương mại, giúp khuyến khích các ngân hàng sử dụng tiền hiệu quả hơn. Từ đó giúp đẩy mạnh hoạt động cho vay nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.
- Chính sách này sẽ gây biến động cho nền kinh tế bằng cách hạ thấp chi phí cho vay với người có nhu cầu. Qua đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
- Lãi suất này thường được áp dụng chủ yếu trong thời kỳ nền kinh tế bị suy thoái. Đây là công cụ nhằm khuyến khích hoạt động cho vay, chi tiêu cũng như đầu tư hơn là tích trữ tiền.
Xem thêm: Bullish là gì? So sánh giữa thị trường bull vs. bear
Lãi suất âm được dùng với mục đích gì?
Cũng đã phân tích ở trên thì lãi suất này gây biến động cho khắp các nền kinh tế khi mang đến các nội dung, cách thức tiến hành ngược lại với thông thường. Đồng thời thể hiện theo chiều hướng khó tìm kiếm lợi ích với số tiền trong các nhu. Bên cạnh đó, mục đích khi phát hành loại lãi suất này là:
– Phòng tránh lãng phí các nguồn tiền huy động gửi tiết kiệm của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính. Sử dụng hiệu quả có thể mang đến rất nhiều lợi ích, không bị áp lực trả lãi với người gửi.
– Tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng và đầu tư nhằm hướng đến các nhu cầu tìm kiếm vốn của quốc gia. Người dân có thể tham gia vào để ngân hàng tìm kiếm được đầu vào hiệu quả. Nhờ đó thúc đẩy lạm phát đồng thời tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó cũng hướng đến các nguồn chi phí trong hoạt động quốc gia.

– Khi áp dụng chính sách này thì thị trường chứng khoán sẽ khởi sắc và hấp dẫn hơn, phát triển nền kinh tế nói chung. Để các nhu cầu đầu tư kinh doanh diễn ra sôi động hơn và để có thể mang đến nhiều tiềm năng lợi ích hơn.
Xem thêm: Những thông tin cần biết về lệnh Sell và Buy trong Forex
Áp dụng lãi suất âm khi nào là phù hợp?
Khi thị trường có dấu hiệu giảm phát, chính sách lãi suất âm sẽ được cân nhắc bởi mục tiêu của chính sách là thúc đẩy hoạt động cho vay. Từ đó hạn chế lãng phí nguồn tiền huy động được của ngân hàng hay các tổ chức tài chính từ việc gửi tiết kiệm.
Trường hợp nữa là khi lãi suất danh nghĩa về 0 nhưng nền kinh tế vẫn cần phải kích thích hơn nữa. Người dân và các doanh nghiệp lúc này có xu hướng thay vì tiêu tiền sẽ tích trữ. Điều này dẫn đến tổng cầu giảm làm cho giá của các mặt hàng cũng giảm xuống, GDP bị đình trệ khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Chính phủ lúc này sẽ sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, ngân hàng trung ương sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất. Nhưng trong quá trình áp dụng lãi suất âm mà không có sự quyết liệt thì nền kinh tế rất dễ bị rơi vào vòng xoáy giảm phát.
Người dân và các doanh nghiệp sẽ càng giữ tiền của mình chặt hơn và hy vọng nền kinh tế được cải thiện. Hành động này cũng là nguyên nhân làm cho nền kinh tế ngày càng suy yếu vì không có nhu cầu.
Lúc này lãi suất âm là biện pháp cuối cùng. Người gửi tiết kiệm sẽ phải trả lãi, người đi vay được trả tiền. Tuy bị ngược nhưng điều này đã khuyến khích mọi người vay khoản tiền lớn hơn, từ bỏ việc tiết kiệm.
Ngân hàng trung ương đã đưa ra mục tiêu về lãi suất, nhưng mức lãi được thiết lập bởi cung và cầu. Khi lãi âm được áp dụng, nhu cầu tăng lên khôi phục thành mức lãi dương.
Những rủi ro cần lưu ý khi áp dụng chính sách lãi suất này
Áp dụng mức lãi suất này đúng cách sẽ đem đến những hiệu quả nhất định đối với nền kinh tế cũng như những chính sách của các quốc gia. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng hay dùng sai cách thì sẽ dẫn đến những rủi ro to lớn. Cụ thể như:
Thắt chặt tín dụng
Khi áp dụng lãi suất âm thì nguồn thu từ các hoạt động gửi tiền và cho vay cũng theo đó bị giảm sút. Khi gửi tiền tại ngân hàng Trung ương, các ngân hàng thương mại lại mất thêm chi phí khiến cho lợi nhuận bị ảnh hưởng. Để đối mặt, các ngân hàng buộc phải thu hẹp phạm vi cho vay, đồng thời tăng chi phí lãi vay. Kết quả là việc thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng của ngân hàng không được phát huy.

Tạo ra các tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán
Thực hiện lãi suất âm cũng nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán. Khi việc cho vay không còn hấp dẫn thì người dân sẽ có xu hướng giữ tiền mặt hoặc tiến hành đầu tư vào các tài sản khác có giá trị hơn. Và chứng khoán là một trong những tài sản đó.
Tuy nhiên thì không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả. Các ngân hàng thường chiếm tỷ trọng vốn hóa cao và ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán. Do đó, lợi nhuận ngân hàng bị giảm sút và sẽ tạo ra những tác động tiêu cực.
Tạo ra những bẫy về thanh khoản
Bên cạnh đó thì áp dụng lãi suất âm nhằm thúc đẩy chi tiêu, giảm gửi tiền tiết kiệm. Để tránh mất thêm phí gửi tiền, người dân có thể giữ tiền mặt. Do đó, chính sách lãi suất này cũng không đạt được những hiệu quả như mong muốn.

Xem thêm: Cách trade BO hiệu quả theo xu hướng cho nhà đầu tư mới
Kết luận
Hy vọng bài viết trên của 69 Invest đã giúp bạn hiểu rõ về ý nghĩa cũng như mục đích của chính sách lãi suất âm đối với nền kinh tế thị trường. Dù chưa được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới nhưng để có thể đưa ra những chiến lược đầu tư phù hợp. Các nhà đầu tư cần phải nắm rõ những thông tin, kiến thức bên trên.