Lạm phát vẫn luôn là vấn đề nhức nhối cần phải giải quyết của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là trong những năm gần đây khi mức độ lạm phát ngày càng tăng cao ngoài tầm kiểm soát. Lạm phát xảy ra gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, thậm chí làm cho nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh khó khăn. Vậy lạm phát là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây!
Mục lục bài viết
Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự tăng một cách liên tục mức giá chung của các hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Dẫn đến sự mất giá trị của một loại tiền tệ nhất định. Khi mức giá chung đó tăng cao, đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Từ đó có thể thấy lạm phát phản ánh mức độ suy giảm của sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát tăng giá của hàng hóa dịch vụ
Mọi hàng hóa khi lưu thông trên thị trường đều có mức giá cụ thể. Giá của hàng hóa chính là số tiền mà người mua phải trả để sở hữu được cái hàng hóa đó. Nếu đến một thời điểm, giá mỳ tôm tăng từ 5 nghìn VNĐ lên 10 nghìn VNĐ và các hàng hóa khác cũng tăng giá theo thì đó là hiện tượng lạm phát. Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng tăng là một biểu hiện hết sức rõ ràng của lạm phát.
Không nhất thiết giá cả của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đều tăng lên cùng một tỷ lệ. Mà chỉ cần mức giá trung bình của nhiều các loại hàng hóa tăng lên. Điều đó tức là khi xem xét lạm phát, người ta sẽ dựa trên mức giá trung bình của tất cả. Và lạm phát là sự tăng lên liên tục của giá chung.
Lạm phát suy giảm sức mua
Lạm phát bên cạnh đó cũng có thể được coi là sự suy giảm của sức mua đồng tiền trong nước. Khi đó, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá hơn. Ví dụ như nếu trước đây cần 5.000 đồng là có thể mua được một gói mì tôm thì khi có hiện tượng lạm phát thì 5.000đ chỉ có thể mua được nửa gói mì tôm.
Theo dòng lịch sử thì cũng có thể thấy nhiều đồng tiền giảm sức mua một cách tiêu cực. Điển hình như giá thịt bò tại Nam Tư năm 1989 là 600.000 dinar thì đến năm 1994 thì giá thịt bò đã lên đến 10.000.000 dinar. Từ đó có thể nhận ra là vào năm 1994, với mức tiền như năm 1989 thì không thể mua được một miếng thịt bò. Như vậy, giá trị trao đổi của đồng tiền dinar đã bị xuống dốc.

Xem thêm: ECB sẽ cắt giảm lãi suất tiền gửi chính phủ từ tháng năm
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng lạm phát là gì?
Sau khi đã tìm hiểu được khái niệm lạm phát là gì, phần dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát. Như chúng ta có thể thấy thì lạm phát có từ nhiều yếu tố khác nhau, có thể như do cầu kéo, chi phí đẩy,…
Nguyên nhân gây ra lạm phát
Có thể do nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên một cách đột biến làm giá tăng lên. Các doanh nghiệp khi đó sẽ cung ứng nhiều hàng hóa dịch vụ hơn và cần nhiều lao động hơn để sản xuất số hàng hóa dịch vụ tăng thêm đó. Điều này đã góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống. Mặt khác, lạm phát có thể xảy ra khi giá cả các yếu tố sản xuất tăng. Đây là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí sản xuất lên làm lượng hàng hóa cung ứng giảm xuống. Lúc này, doanh nghiệp sẽ cần ít nhân công hơn và làm cho thất nghiệp tăng.
Lạm phát do cầu kéo
Nguyên nhân đầu tiên có thể gây ra lạm phát là gì? Lạm phát do cầu kéo tức là nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng lên và sẽ làm cho giá của hàng loại mặt giá cũng tăng lên, kéo theo nhiều các mặt hàng cũng tăng giá.
Ví dụ nhu cầu sử dụng thịt lợn tăng làm cho nguồn cung hàng khan hiếm hơn, giá thịt cũng từ đó tăng lên, kéo theo giá các món làm từ thịt và các loại nông thực phẩm khác cũng tăng.

Lạm phát do chi phí đẩy
Các yếu tố đầu vào chủ yếu của doanh nghiệp gồm tiền nguyên vật liệu, máy móc, lương, thuế,… Trường hợp các yếu tố này tăng thì làm cho các doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá các sản phẩm của mình sản xuất ra. Hay còn được biết đến là lạm phát do chi phí đẩy.
Lạm phát do cơ cấu
Hiện tượng lạm phát này xuất phát từ việc tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động trên thị trường. Có nhiều doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu nhập tốt nên sẽ tăng tiền lương cho người lao động. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp mặc dù kinh doanh không tốt nhưng vẫn chạy theo xu hướng của thị trường tăng lương cho người lao động. Và để có thể thực hiện được điều này khi không có doanh thu tố thì doanh nghiệp đó bắt buộc tăng giá sản phẩm. Từ đó đã phần nào trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát.
Lạm phát do xuất khẩu
Số lượng hàng hóa xuất khẩu tăng cao cũng dẫn đến tổng cầu tăng nhưng tổng cung lại không thể đáp ứng được. Do đó cần phải tiến hành gom hàng hóa trong nước để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, dẫn đến tình trạng cầu trong nước không đủ để đáp ứng. Sự mất cân bằng này giữa tổng cung và cầu cũng trở thành một nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

Lạm phát do nhập khẩu
Giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng có thể do rất nhiều nguyên nhân. Có thể do thuế phí tăng hay do giá cả chung trên thị trường thế giới tăng. Khi giá bán hàng hóa tăng cao quá mức, nhất là đến khi giá hàng nhập khẩu tăng mạnh sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.
Lạm phát do thay đổi cầu
Đây là sự thay đổi do nguồn cầu và nguồn cung đã dẫn đến tình trạng độc quyền trong việc cung cấp một loại mặt hàng nào đó, làm cho chính sách giá từ đó không tốt, liên tục tăng. Khi nguồn cầu giảm nhưng giá của mặt hàng cũng không giảm.
Lạm phát tiền tệ
Trường hợp lạm phát này sẽ xảy ra khi lượng tiền lưu thông trong nước tăng quá mức. Điều này có thể do ngân hàng trung ương mua công trái phiếu hoặc do ngân hàng mua ngoại tệ để giữ đồng tiền trong nước không bị mất giá với tiền ngoại tệ làm cho lượng tiền trong nước tăng cao.

Xem thêm: CHỨNG KHOÁN ANH TRƯỢT DỐC KHI LÃI SUẤT TĂNG KHIẾN CÁC NHÀ ĐẦU TƯ LO LẮNG
Những hậu quả do lạm phát gây ra
Lạm phát cao để lại rất nhiều những hậu quả vô cùng to lớn, đối với nền kinh tế nói riêng:
- Ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động: Người lao động có thu nhập cao hơn nhưng việc quy đổi số tiền ra những vật giá trị là rất thấp.
- Có sự tác động trực tiếp đến lãi suất của các ngân hàng. Lãi suất tăng cũng làm suy thoái nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp.
- Phân chia thu nhập có sự phân hóa giữa người giàu và người nghèo, không bình đẳng.
- Có ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản nợ quốc gia. Khi đồng tiền mất giá, số tiền được quy đổi ra sẽ tăng mạnh làm cho các khoản nợ trầm trọng hơn.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư giảm đi, không còn nhận được đúng số giá trị vốn có.

Xem thêm: Cổ phiếu đóng cửa thấp hơn vào thứ Hai khi lãi suất cao hơn khiến các nhà đầu tư lo lắng
Có thực sự tồn tại lạm phát không?
Như đã phân tích ở trên, một nền kinh tế trong điều kiện bình thường sẽ duy trì mức lạm phát phù hợp. Nếu lạm phát bằng 0 hoặc giảm phát sẽ khiến nền kinh tế có phần bị trì trệ. Nói một cách đơn giản thì giảm phát cũng là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế liên tục giảm xuống.
Chắc hẳn nhiều người cho rằng giá hàng hóa giảm xuống làm nền kinh tế có lợi vì sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn nhưng nếu không tồn tại lạm phát hoặc làm phát âm thì sẽ làm cho nền kinh tế bị suy kém.
Bởi vì thất nghiệp tăng, dòng vốn tắc nghẽn mà các doanh nghiệp đóng cửa do không có lợi nhuận hay không có khả năng trả lãi. Còn với các cá nhân thì khi lạm phát tăng cao, việc gửi tiền ngân hàng mang lại lợi ích, do lãi suất tiền gửi tăng cao để kiềm chế lạm phát.
Xem thêm: Chỉ số EPS là gì trong chứng khoán và những thông tin hữu ích về chỉ số EPS cho người mới
Kết luận
Lạm phát là gì? Đây là một trong những yếu tố vĩ mô có tầm ảnh hưởng to lớn và quan trọng. Để có thể quản lý tài chính cá nhân tốt thì mỗi người cần tự chủ động quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, lạm phát cũng là một trong những cơ hội nếu biết nắm bắt. Hy vọng bài viết trên của 69 Invest đã phần nào giúp bạn trong việc tìm kiếm những cơ hội có trong hiện tượng lạm phát. Chúc bạn thành công!