Lạm phát tiêu dùng ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã chậm lại trong tháng 2 và tháng 3, nhưng vẫn cao hơn chỉ tiêu là 2% của ngân hàng Nhật Bản. Dữ liệu cho thấy vào ngày 31/3, làm nổi bật về áp lực giá cả leo thang trong nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.

Một chỉ số riêng biệt nhằm loại bỏ giá cả của năng lượng tăng với tốc độ hàng năm nhanh nhất kể từ năm 1990. Đây là một dấu hiệu cho thấy tác động của các khoản trợ cấp của chính phủ nhằm hạn chế các hóa đơn mua hàng đã không ngăn được chi phí sinh hoạt gia tăng của các hộ gia đình.
Dữ liệu nhấn mạnh những thách thức mà Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản, ông Kazuo Ueda, phải đối mặt. Thách thức trong việc đánh giá liệu rằng lạm phát do chi phí điều khiển gần đây có chuyển sang lạm phát được hỗ trợ bởi nhu cầu vững chắc và tăng trưởng tiền lương hay không, khi những bất ổn che mờ sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản.
Trong khi sản lượng sản xuất của các nhà máy tại Nhật Bản đã tăng trở lại vào tháng 2, một số nhà phân tích kinh tế đã lên tiếng cảnh báo về rủi ro nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa công nghệ sụt giảm ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước này.
Marcel Thieliant, nhà phân tích tại Capital Economics, cho biết: “Với số lượng xuất khẩu đang trên đà giảm mạnh nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần đầu, chúng tôi vẫn cho rằng nhiều khả năng GDP sẽ giảm trong quý đầu tiên của năm 2023 và chúng tôi cho rằng điều đó sẽ lặp lại trong quý 2.”
Giá tiêu dùng cốt lõi ở Tokyo, một chỉ báo hàng đầu về xu hướng toàn quốc, đã tăng 3,2% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 3,1% so với dự báo trung bình của thị trường.
Tốc độ tăng trưởng chậm lại từ mức tăng 3,3% trong tháng 2 và đạt được mức cao nhất trong gần 42 năm (4,3%) đạt được trong tháng 1 năm 2023. Phần lớn sự tăng này là do tác động của các khoản trợ cấp của chính phủ nhằm hạn chế các hóa đơn tiện ích.
Chỉ số Tokyo đã loại bỏ giá chi tiêu cho điện nước và giá của thực phẩm tươi sống được Ngân hàng Nhật Bản theo dõi một cách chặt chẽ. Đây được xem như một thước đo áp lực từ giá cầu. Trong tháng 3, chỉ số này cao hơn 3,4% so với cùng ký năm trước đó và nhanh hơn mức tăng 3,1% trong tháng 2.
Yoshiki Shike, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, cho biết: “Các công ty không tăng giá để chuyển chi phí cao hơn. Dự đoán rằng lạm phát rất có thể sẽ tiếp tục tăng, ít nhất trong nửa đầu năm 2023”.
Hiện tại, các hộ gia đình dường như đang gắng gượng vượt qua nỗi đau. Dữ liệu được công bố vào thứ Sáu cho thấy doanh số bán lẻ trong tháng 2 tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước đó, vượt qua dự đoán của thị trường về mức tăng 5,8% nhờ doanh số bán hàng ổn định tại các đại lý ô tô và cửa hàng bách hóa.
Đặc biệt, sản lượng của các nhà máy đã tăng 4,5% trong tháng 2, nhiều hơn mức tăng 2,7% trong dự báo và phục hồi từ mức giảm 5,3% trong tháng 1 nhờ giảm bớt trì trệ trong nguồn cung cho các nhà sản xuất ô tô.
Trong khi các nhà sản xuất được chính phủ khảo sát dự kiến sẽ tăng sản lượng trong những tháng tới, một số nhà phân tích đã lên tiếng cảnh báo về rủi ro của nó.
“Xuất hiện nguy cơ cao về việc giảm sản lượng trong kế hoạch của các nhà sản xuất do những bất cập trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhu cầu chung của toàn cầu đang chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ, đây là tin tức xấu đối với nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản.” Shinke của Dai-ichi Life Research cho biết.
Nền kinh tế Nhật Bản cuối cùng cũng đang phục hồi sau những vết sẹo của đại dịch COVID-19 sau một thời gian trì hoãn, mặc dù rủi ro về suy thoái toàn cầu và giá lương thực tăng cao vẫn đeo bám triển vọng xuất khẩu và tiêu dùng.
Với việc lạm phát đã vượt quá ngưỡng dự tính, giới kinh doanh đang suy đoán Ngân hàng Nhật Bản có thể điều chỉnh hoặc chấm dứt kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) khi Ueda kế nhiệm Haruhiko Kuroda đương nhiệm, người có nhiệm kỳ 5 năm sẽ kết thúc vào tháng Tư.
YCC nhằm mục đích kiểm soát hình dạng của đường cong lợi suất để giảm lãi suất ngắn hạn đến trung hạn mà không làm giảm quá nhiều lợi suất siêu dài.
Các quan chức của Ngân hàng Nhật Bản đã nhiều lần lên tiếng rằng ngân hàng sẽ không rút lại các chính sách cho đến khi lạm phát do chi phí tiêu dùng trở thành lạm phát dừng lại ở mức 2%.
Takumi Tsunoda, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Trung ương Shinkin cho biết: “Với sự không chắc chắn về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Nhật Bản có thể duy trì chính sách cực kỳ lỏng lẻo. Nhưng rất có khả năng sắp tới, họ sẽ thay đổi phương thức về chính sách tiền tệ của mình, chẳng hạn như bằng cách điều chỉnh YCC.”