Mô hình butterfly (mô hình cánh bướm) là một trong số các mô hình nhận được đánh giá tích cực. Vậy mô hình này là gì, có ý nghĩa và đặc điểm nhận dạng ra sao? Có những loại hình nào dễ gặp nhất? Cách sử dụng thế nào để đạt hiệu quả tốt? Mời bạn tìm hiểu vấn đề đó cùng 69 Invest qua bài viết.
Mục lục bài viết
Những vấn đề cơ bản cần biết về hình Butterfly
Để có thể sử dụng được mô hình thành thạo, ta cần tìm hiểu về khái niệm cũng như các đặc điểm nhận dạng của nó. Ngoài ra, việc biết được các phân loại cũng khá quan trọng.
Khái niệm mô hình Butterfly
Mô hình butterfly (mô hình cánh bướm) thường xảy ra ở cuối hành động giá mở rộng. Đây là mô hình quan trọng trong các dạng mô hình Harmonic. Mô hình butterfly có hai hình dạng chính: Giống chữ W (mô hình giảm) hoặc chữ M (mô hình tăng). Bryce Gilmore là người phát minh ra mô hình này. Còn Scott Carney là người kết thừa và hoàn thiện nó.

Đặc điểm nhận dạng hình Butterfly
Mô hình con bướm như đã nói ở trên là một mô hình thuộc nhóm Harmonic. Vì vậy, trader cần biết những điểm nhận dạng riêng của nó:
- Xác định mức dao động giá phù hợp so với tỷ lệ Fibonacci:
- XA thì không có quy tắc cụ thể
- AB là đoạn điều chỉnh lùi 0.786 so với XA
- BC là đoạn điều chỉnh lùi 0.382 đến 0.886 so với AB.
- CD là đoạn mở rộng 1.618 so với BC (0.382) hoặc 2.618 so với BC (0.886).
- XD là đoạn mở rộng 1.27 đến 1.618 so với XA.
- Các mức Fibonacci của BC và CD được biểu thị bởi hai màu: Xanh lá và xanh lam. Mỗi màu biểu thị độ liên quan đến nhau.
- Mô hình cánh bướm thường được thấy tại đợt sóng cuối cùng của sóng 5 (hay gọi là sóng chủ).
- Mô hình butterfly có 2 dạng mẫu chính là mô hình cánh bướm tăng và mô hình cánh bướm giảm.
- Mô hình tăng (Bullish Butterfly): Có hình chữ M, bắt đầu bằng XA tăng giá, AB giảm, BC tăng và CD giảm vượt qua X. Mô hình cung cấp tín hiệu để thực hiện lệnh Buy tiềm năng với điểm cắt lỗ tại dưới vùng D.
- Mô hình giảm giá (Bearish Butterfly): Có chữ W, bắt đầu bằng XA giảm giá, AB tăng, BC giảm và CD tăng. Mô hình cung cấp tín hiệu để thực hiện lệnh Sell tiềm năng tại mốc D.

Xem thêm: Stochastic là gì? 5 cách sử dụng Stochastic hiệu quả
Cách áp dụng hình Butterfly để giao dịch trên thị trường
Sau khi tìm hiểu những vấn đề cơ bản về mô hình Butterfly, bạn có thể bắt đầu sử dụng nó để “chinh chiến”. Về cơ bản, việc áp dụng gồm có 4 bước chính sau: nhận diện, vẽ mẫu hình, vào lệnh và cắt lỗ, chốt lời.
Nhận diện
Để có thể sử dụng, trader cần nhận diện được mô hình trên biểu đồ. Bạn cần quan sát hướng của giá để biết được loại mô hình. Nếu thấy các đoạn sóng giống với hình chữ M hoặc W thì đó rất có thể là mô hình con bướm. Chữ M là mô hình tăng, chữ W chính là mô hình giảm.
Vẽ mẫu hình
Nhận diện được mẫu hình thì bạn có thể thực hiện bước tiếp theo là vẽ mẫu hình theo các bước sau:
- Tiến hành kéo từ điểm X đến các điểm A, B, C và cuối cùng là điểm D.
- Đối chiếu các mức Fibonacci với những đặc điểm của mô hình cánh bướm để kiểm tra sự chính xác của mẫu hình.

Vào lệnh
Sau khi nhận diện được loại mô hình và vẽ mẫu hình, bạn sẽ tiến hành bước tiếp theo là vào lệnh:
- Giá chuyển đến điểm D là mô hình đã hoàn thiện. Giá có sẽ đảo chiều tăng hoặc giảm tuỳ theo mỗi mẫu hình riêng. Lúc này trader cần vào lệnh Buy (mô hình butterfly tăng) và lệnh Sell (mô hình butterfly giảm). Điểm D là điểm Entry lúc này.
- Trader nên chờ 1-2 cây nến được xác nhận tăng hoặc giảm. Sau điểm D thì mới vào lệnh để đảm bảo an toàn. Có một cách khác chính là kết hợp với các công cụ hoặc chỉ báo khác để xác định điểm đảo chiều thuận lợi hơn.
Cắt lỗ, chốt lời
Sau khi chắc chắn được mẫu hình và vào lệnh, bạn có thể thực hiện việc cắt lỗ và chốt lời:
- Đặt điểm cắt lỗ (stop loss) tại dưới điểm D vài pip với mô hình tăng và trên điểm D vài pip với mô hình giảm.
- Đặt điểm chốt lời (Take Profit) tại điểm A của mô hình butterfly hoặc chốt lời tại mức Fibonacci lùi 1.618 của CD.

Nếu bạn có đặt mục tiêu trước cho giá, bạn có thể đặt điểm chốt lời ngày khi đạt đến mức mong muốn. Khi giá đến điểm A, bạn cần đóng một nửa lệnh rồi dời nó đến điểm cao hơn. Có thể sử dụng trailing stop để linh hoạt chốt lời hơn. Tuy vậy, cần căn cứ vào thị trường mà đặt lệnh hợp lý.
Xem thêm: Stochastic là gì? 5 cách sử dụng Stochastic hiệu quả
Kết luận
Bài viết trên 69 Invest đã tổng hợp về khái niệm, đặc điểm nhận dạng cũng như cách áp dụng mô hình butterfly. Mong bài viết sẽ giúp các trader dễ dàng thực hiện giao dịch hơn. Tuy vậy, bạn cũng không nên quá tin tưởng vào một mô hình hay lý thuyết nào. Mọi người nên thực hành và tìm ra chiến lược phù hợp nhất với bản thân.