Các nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra những dự đoán về xu hướng cũng như điểm vào lệnh dựa vào tín hiệu mà mô hình cung cấp. Một trong số đó không thể bỏ qua là mô hình kim cương. Đây là mô hình xuất hiện không thường xuyên, nhưng tín hiệu mà nó cung cấp rất quý giá như kim cương. Để không bỏ lỡ các cơ hội giao dịch, chúng ta cùng tìm hiểu về mô hình qua bài viết dưới đây với 69 Invest.

Mục lục bài viết
Mô hình kim cương là gì?
Mô hình được tạo thành bởi 2 hình tam giác hợp lại với nhau. Đây là một trong các mô hình giá đảo chiều xuất hiện trong xu hướng tăng. Mô hình này báo hiệu xu hướng thị trường đang chuyển từ tăng sang giảm.
Cụ thể, mô hình Diamond Top đang trong xu hướng tăng gồm một phần tam giác mở rộng khi giá tăng dần từ trái sang phải và một phần tam giác thu hẹp khi giá giảm dần từ trái qua phải. Mô hình giá này hình thành khi giá giảm xuống và phá vỡ khỏi viên kim cương.
Mở đầu giai đoạn hình thành là sự vượt lên phá vỡ đường kháng cự khi giá đang trong xu hướng tăng. Mô hình đỉnh kim cương có đặc điểm khá giống với mô hình vai đầu vai nên các nhà đầu tư cần phải thận trọng để tránh nhầm lẫn.
Phân loại các mô hình kim cương trong chứng khoán
Mô hình giá kim cương được chia làm 2 loại cơ bản là mô hình thuận và nghịch. Trong đó, mô hình thuận cung cấp tín hiệu thực hiện lệnh bán đảo chiều và mô hình nghịch là tín hiệu mua thuận xu hướng.
Mô hình kim cương thuận
Mô hình thuận hay còn gọi là mô hình kim cương đỉnh sẽ xuất hiện sau xu hướng tăng. Tuy nhiên, mô hình này đã có những dấu hiệu suy yếu và đưa ra những dự báo đảo chiều từ tăng sang giảm.
Mô hình kim cương nghịch
Mô hình nghịch hay còn được biết đến là mô hình kim cương đáy. Mô hình này thường xuất hiện ở cuối của xu hướng giảm đã bước vào giai đoạn suy yếu và dự báo tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng.
Xem thêm: Bull and Bear market là gì? Những khuyến nghị đối với các nhà đầu tư chứng khoán
Đặc điểm của mô hình
Như đã đề cập bên trên thì mô hình kim cương có đặc điểm khá giống với mô hình vai đầu vai. Do đó, các nhà đầu tư cần phải hết sức thận trọng để tránh nhầm lẫn. Cách nhận biết trên biểu đồ là cần phải nối các đỉnh và đáy lại với nhau. Nếu như chúng tạo thành một tứ giác có hình gần giống hình thoi thì đó chính là mô hình kim cương.
Mô hình có hai đường hỗ trợ bên dưới và hai đường kháng cự bên trên hình thành mức đỉnh và mức đáy. Sau khi mô hình được hình thành, chúng sẽ đưa ra các tín hiệu giá đảo chiều khá mạnh. Khi giá giảm và phá vỡ được cạnh dưới bên phải của hình thoi thì chính là đường hỗ trợ.

Xem thêm: Mô hình Cup and Handle là gì? Chiến lược giao dịch hiệu quả với mô hình Cup and Handle
Ý nghĩa mô hình kim cương
Trên biểu đồ giá hiện tại thì mô hình Diamond sẽ giúp nhà đầu tư nhận thấy được những tín hiệu đảo chiều xu hướng. Theo truyền thống thì mô hình sẽ được hình thành ở xu hướng tăng.
Bên cạnh đó thì mô hình có phạm vi đầu tiên của biến động giá mở rộng và thu hẹp dần. Chính vì thế mà quỹ đạo dịch chuyển sẽ hình thành được một hình thoi hay còn có hình giống viên kim cương. Các đường hỗ trợ và kháng cự sẽ tương ứng với mức giá cao nhất và thấp nhất của thị trường. Các nhà đầu tư có thể dựa vào đó để dự đoán được tín hiệu bán. Đồng thời có thể ước tính về một xu hướng giá thay đổi khi mức hỗ trợ bên phải bị phá vỡ giá.

Xem thêm: Công ty chứng khoán là gì? Vai trò của công ty chứng khoán
Phương pháp giao dịch với mô hình kim cương
Muốn tận dụng tối đa ưu điểm của mô hình này thì phải biết cách giao dịch. Dưới đây sẽ đưa đến bạn một số chiến lược giao dịch đem lại hiệu quả:
- Vào lệnh: Đối với mô hình đỉnh kim cương thì chúng ta nên tập trung vào lệnh bán. Đợi đến khi giá xuyên thủng mô hình là có thể tiến hành vào lệnh bán tại điểm phía dưới. Tuy nhiên, để tránh bị rơi vào bẫy bởi một cú nhấp của thị trường cần phải đợi cây nến hoàn thành mới xác định điểm breakout.
- Cắt lỗ: Diamond Top dù được cho là có xác suất thành công cao nhưng vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi những biến động bất ngờ của thị trường. Do vậy cần luôn luôn đặt lệnh cắt lỗ để có thể tự bảo vệ chính mình. Lệnh cắt lỗ nên được đặt ở đỉnh và gần điểm vào lệnh nhất. Lúc đó, giá còn di chuyển trong viên kim cương.
- Chốt lời: Nên đặt điểm chốt lời sao cho khoảng cách từ điểm đó đến điểm breakout bằng với chiều cao của hình tứ giác.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi tiến hành giao dịch với mô hình này:
- Không nên vào lệnh trong một số tình huống nhất định như: mô hình chưa được hoàn thành hay không có giao dịch bên trong biểu đồ.
- Để chắc chắn có sự đảo chiều diễn ra có thể kết hợp với chỉ báo kỹ thuật hoặc mô hình nến đảo chiều.
Xem thêm: Giá trần, giá sàn là gì? Giá trần, giá sàn thể hiện như thế nào trên bảng chứng khoán?
Kết luận
Như vậy, thông qua bài viết trên, 69 Invest đã đưa đến bạn những thông tin về mô hình kim cương trong giao dịch ngoại hối. Hy vọng rằng bạn đọc có thể nắm và hiểu được những kiến thức trên để đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả nhất. Chúc bạn đạt được nhiều thành công trên con đường đầu tư đầy biến động này.