Mô hình nến Piercing Line được hình thành gần với các mức hỗ trợ. Và cho nhà đầu tư thấy các dấu hiệu đảo chiều tăng giá tiềm năng. Nhưng mô hình nến này khá khó khăn khi sử dụng phân tích kỹ thuật để giao dịch. Vậy mô hình nến Piercing là gì? Cách để giao dịch với mô hình này như thế nào để đạt hiệu quả? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của 69 Invest!

Mục lục bài viết
Mô hình nến Piercing là gì?
Piercing Pattern hay còn gọi là nến Xuyên. Đây là mô hình báo hiệu xu hướng đảo chiều và thường xuất hiện ở cuối của xu hướng giảm. Trong đó, nến thứ nhất của mô hình giảm mạnh, nến 2 là nến tăng mạnh. Ngoài ra, giá mở cửa bên dưới giá thấp nhất của nến 1 và đóng cửa bên trong thân nến 1.
Theo Steve Nison, độ tin cậy của mô hình sẽ cao hơn nếu nến 2 đóng cửa quá nửa thân nến 1. Mô hình Piercing Pattern còn được gọi là Bullish Piercing Line và đối nghịch với Dark Cloud Cover hay Bearish Piercing Line.
Trong mô hình Piercing Pattern, cây nến lớn giảm mạnh xác nhận xu hướng giảm vẫn đang tiếp tục tạo đáy. Nến 2 mở cửa với khoảng nhảy giá giảm, bên bán đang áp đảo thị trường. Tuy vậy, giá bắt đầu vươn lên xoá hơn nửa quãng đường giá do phe bán tạo ra ở phiên trước đó. Điểm cần chú ý là đáy mới của xu hướng giảm đã bị bật ra và phe mua đang sẵn sàng kiểm soát thị trường.
Mô hình Piercing Pattern sẽ mất hiệu lực nếu nến tiếp theo phá vỡ đáy của nến 2. Nến 1 trong mô hình giảm mạnh sau khi đóng cửa đã tạo thêm đáy mới, nến tiếp theo đó mở cửa bên dưới giá thấp nhất của nến thứ nhất. Việc này đã tạo thêm đáy mới cho xu hướng giảm. Tuy nhiên, sau đó giá quay ngược trong thời gian còn lại của phiên và đóng cửa ở khoảng 2/3 thân nến 1 dẫn tới 1 tháng tăng giá sau đó.
Xem thêm: RSI phân kỳ là gì? Dấu hiệu của RSI phân kỳ là gì?
Cách để sử dụng mô hình nến Piercing là gì?
Ngoài việc nắm được khái niệm Piercing là gì, các nhà đầu tư nên xem xét một số đặc điểm khi tiến hành giao dịch với mô hình nến Piercing Line:
- Thứ nhất, xu hướng nên giảm vì Piercing Line là mô hình đảo chiều tăng.
- Thứ hai, chiều dài của thân nến đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lực mà sự đảo chiều diễn ra.
- Khoảng cách giữa các thanh nến tăng và giảm cho thấy sự đảo ngược của các xu hướng.
- Thứ tư, thanh nến tăng nên đóng cửa nhiều hơn điểm giữa của thanh nến giảm trước đó.
- Cuối cùng, nến giảm cũng nên có thân lớn.
Xem thêm: Option là gì? Lịch sử và các hình thức giao dịch của Option?
Mức độ tin cậy của mô hình nến Piercing Line
Như đã tìm hiểu qua về Piercing là gì thì có thể thấy các mô hình Piercing Line báo hiệu sự đảo chiều tăng giá, nhưng không nên chỉ dựa vào mô hình này để đưa ra những dự đoán. Đồng thời nên sử dụng thêm các tín hiệu hỗ trợ khác. Giao dịch chống lại một xu hướng thống trị thường có thể gây ra những rủi ro. Do đó, việc tìm kiếm nhiều tín hiệu xác nhận được khuyến khích sử dụng.
Ưu điểm của mô hình Piercing
Trước tiên cùng tìm hiểu về những điểm lợi khi sử dụng mô hình này với độ tin cậy của các nhà đầu tư:
- Mô hình nến này thường xuyên xảy ra trong thị trường tài chính.
- Giúp giảm thiểu tỷ lệ rủi ro.
- Mô hình nến Piercing Line rất dễ nhận biết, do đó phù hợp với các nhà giao dịch mới tham gia vào thị trường.
Nhược điểm của Piercing là gì?
Tuy nhiên, mô hình nến này cũng có một số hạn chế làm ảnh hưởng độ tin tưởng của người dùng:
- Mô hình chỉ đưa ra những báo hiệu các mô hình đảo chiều tăng giá.
- Giao dịch mô hình nến Piercing Line đòi hỏi việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật và bộ dao động.
- Phải xem xét xu hướng thị trường tổng thể chứ không riêng lẻ.
Cách để giao dịch với mô hình Piercing hiệu quả
Bên cạnh việc đặt câu hỏi Piercing là gì, nhiều nhà đầu tư còn quan tâm đến việc giao dịch với mô hình này sao cho hiệu quả. Piercing Pattern là mẫu nến đảo chiều như Bullish Engulfing nhưng yếu hơn. Mô hình này xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và đầu của xu hướng tăng nên có tỷ lệ Risk rất hấp dẫn.
Tuy nhiên, để tăng xác suất giao dịch thành công thì cần kết hợp sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác và tùy theo trạng thái của thị trường có xu hướng hay đang di chuyển trong phạm vi giao dịch.
Sau khi đã có thêm các yếu tố hỗ trợ thì chúng ta có hai cách để vào lệnh với mô hình Piercing Pattern.
- Cách đầu tiên là tiến hành vào lệnh ngay khi cây nến thứ hai kết thúc.
- Cách thứ hai là kiên nhẫn đợi thêm một cây nến nữa nếu cây nến tiếp tục tăng lên và break khỏi cây thứ nhất. Cách này sẽ an toàn và chắc chắn hơn nhưng tỷ lệ Risk/Reward sẽ không hấp dẫn.
Mô hình Piercing Pattern sẽ mất hiệu lực nếu nến tiếp theo phá vỡ được đáy của nến 2 nên chúng ta có thể đặt cắt lỗ ngay dưới đáy vừa tạo ra. Bên cạnh đó, điểm chốt lời được đặt tại các ngưỡng hỗ trợ bên trên.

Kết hợp các nến bên trong để tạo thành Hammer
Kết hợp cả 2 nến trong mô hình nến Piercing Pattern sẽ tạo ra mô hình nến Hammer (giá mở cửa của nến búa là giá mở cửa của nến 1, giá đóng cửa là giá đóng cửa của nến 2). Như vậy, có thể xem tín hiệu này là một chỉ báo tăng giá mạnh.

Mô hình nến Piercing Pattern xác định được ngưỡng hỗ trợ
Biểu đồ giá Energy SPDR ETF tạo ra một ngưỡng hỗ trợ bằng đường kẻ màu xanh. Nến 1 trong mô hình Piercing Pattern tạo đáy mới cho xu hướng cũ, nhưng không thể đi sâu đến vùng hỗ trợ. Cây nến tiếp theo xuất hiện khoảng trống và cố gắng đẩy giá xuống sâu nữa để chạm vùng hỗ trợ.
Tuy nhiên, bên bán thất bại khi cố đâm xuyên và phá vỡ vùng hỗ trợ. Bên mua lúc này đã hoàn toàn áp đảo bên bán bằng việc đẩy giá lên 2/3 thân nến thứ nhất. Khi này, giá bắt đầu tăng và tạo nên xu hướng mới.

Xem thêm: GBP/USD là gì? Chiến lược hiệu quả để giao dịch GBP/USD
Kết luận
Trên đây là bài viết về mô hình nến Piercing là gì? và cách để giao dịch hiệu quả với mô hình nến này. Hy vọng những kiến thức mà 69 Invest tổng hợp và cung cấp đến bạn sẽ giúp bạn hiểu được định nghĩa, khái niệm Piercing là gì. Từ đó, xác định được những điểm vào lệnh, chốt lời hợp lý, hiệu quả. Chúc bạn có những giao dịch thành công!