Chứng khoán quyền là một trong những sản phẩm đầu tư khá hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư bên cạnh những loại chứng khoán cơ sở thông thường. Vậy cụ thể chứng khoán quyền là gì? Những vấn đề liên quan đến chứng khoán quyền gồm những gì thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Giá trị chứng khoán quyền là gì?
Giá trị chứng khoán quyền là gì, đó là chứng quyền, là một loại chứng khoán cho phép người sở hữu có quyền mua hoặc bán chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền theo mức giá đã được xác định trước hoặc với mức giá tại hay trước thời điểm thời điểm đã được ấn định.
Chứng quyền có đảm bảo là gì?
Chứng quyền có đảm bảo là chứng quyền được đảm bảo bởi tổ chức phát hành ra và phương thức đảm bảo đó là công ty phát hành sẽ mua lại chứng khoán cơ sở trên thị trường.
- Chứng quyền mua: Thu lợi nhuận dựa trên sự tăng giá của các loại chứng khoán cơ sở
- Chứng quyền bán: Thu lợi dựa trên sự giảm giá của chứng khoán cơ sở
Xem thêm: Bảo lãnh ngân hàng là gì? Các điều bạn cần biết về bảo lãnh ngân hàng
Ưu và nhược điểm của chứng quyền
Ưu điểm của chứng quyền
- Có thể đặt lệnh cắt lỗ với chứng quyền: Khi mua giá cao nhưng thấy giá có xu hướng đi xuống trước ngày đáo hạn thì có thể đặt lệnh cắt lỗ tại thời điểm bất kỳ, điều này giúp giảm thiểu khả năng rủi ro cho nhà đầu tư.
- Đầu tư vốn ít nhưng khả năng sinh lời cao: Không cần mua cổ phiếu nhưng hình thức đầu tư nhận lời như cổ phiếu.
- Đòn bẩy cao: Đây là những gì mà nhà phát hành chứng quyền cấp cho nhà đầu tư, là cơ hội giúp nhà đầu tư mua 1 lời 10 một cách nhanh chóng.
- Được đảm bảo tính thanh khoản nếu mua chứng quyền có đảm bảo
- Phương thức giao dịch linh hoạt: Có thể dùng chính tài khoản chứng khoán của mình để giao dịch.
- Giao dịch chứng khoán quyền không cần ký quỹ.
Hạn chế của chứng khoán quyền
- Rủi ro từ đòn bẩy cao: Đòn bẩy của chứng quyền cao hơn rất nhiều so với cổ phiếu, trái phiếu…vậy nên khi thua lỗ thì tỷ lệ tổn thất sẽ lớn hơn rất nhiều.
- Thời gian đầu tư chứng quyền tương đối ngắn: Chỉ từ 3 tháng đến 2 năm theo quy định của mỗi nhà phát hành, nên nhà đầu tư khi đến đáo hạn cần cân nhắc nên giữ hay bán chứng quyền lại.
- Lợi nhuận phụ thuộc vào thời gian nắm giữ chứng quyền: Trong thời gian dài thị trường sẽ có biến động mạnh, giá chứng quyền cũng có biến động, dẫn tới khả năng tăng cao và ngược lại.
Xem thêm: Giá trần, giá sàn là gì? Giá trần, giá sàn thể hiện như thế nào trên bảng chứng khoán?
Cách đầu tư chứng quyền có đảm bảo cho người mới
Cách đọc mã chứng quyền
Trước tiên, khi lên các sàn giao dịch chứng quyền của các công ty phát hành thì cần biết cách đọc các mã chứng quyền, bởi trên đó sẽ không ghi rõ mà ghi theo mã.
Ví dụ: Mã CUUUYYRR
- C: Call/Put có nghĩa là C – Call chứng quyền mua và P- Put là chứng quyền bán
- UUU: 3 ký tự tiếp đó chính là mã chứng khoán cơ sở, mỗi công ty đều có mã chứng khoán riêng.
- YY – Year : Năm phát hành hoặc đáo hạn chứng quyền
- RR: là đợt phát hành trong năm của chứng quyền cho cùng 1 tài sản cơ sở, nếu là 01 là đợt phát hành thứ nhất, nếu là 03 thì đợt phát hành là thứ 3.
Cách xem và đánh giá thông tin chứng quyền
Sau khi xem xong thông tin về mã, thì cần nghiên cứu, phân tích rõ mã chứng quyền đó để có thể đưa ra quyết định mua, bởi không phải mã chứng quyền nào cũng tốt.
- Chứng khoán cơ sở
- Giá chứng quyền
- Giá thực hiện
- Giá thanh toán
- Tỷ lệ chuyển đổi
- Thời hạn chứng quyền
- Ngày giao dịch cuối cùng
- Ngày đáo hạn
- Ngày thanh toán
Định giá chứng quyền
Trước khi mua chứng quyền cần hiểu rõ về cách định giá chứng quyền để có thể nắm bắt được mức đầu tư, cũng như cân bằng tài chính của bản thân để giao dịch.
Các yếu tố để định giá chứng quyền
- Giá cổ phiếu hiện tại
- Giá thực hiện quyền
- Thời gian còn lại đến kỳ đáo hạn
- Lãi suất phi rủi ro
- Độ lệch chuẩn
- Tỷ lệ chuyển đổi
Cách tính lỗ/lãi chứng quyền
Trước khi tính lỗ lãi cần tìm hiểu về các trạng thái giá của chứng quyền để có thể dự đoán hay toán được thời điểm cắt lỗ nếu có nguy cơ giá giảm thấp xảy ra.
- Có lãi khi: Giá bán trước ngày đáo hạn > giá mua và trong ngày đáo hạn thì Giá chứng khoán cơ sở > giá thực hiện
- Sẽ lỗ khi: Giá bán trước ngày đáo hạn < giá mua và trong ngày đáo hạn thì Giá chứng khoán cơ sở < giá thực hiện
- Hòa vốn: Giá bán trước ngày đáo hạn = giá mua và trong ngày đáo hạn thì Giá chứng khoán cơ sở = giá thực hiện
Xem thêm: Lệnh thị trường là gì? Sự khác biệt giữa lệnh thị trường và lệnh giới hạn
Mua chứng khoán quyền ở đâu uy tín
Trước khi nhắm vào mua chứng quyền nào thì cần chọn nơi mua chứng quyền cho an toàn và uy tín.
Dưới đây là một số tổ chức phát hành chứng quyền có đảm bảo đáng tin:
- Sàn chứng khoán HNX
- Sàn chứng khoán HOSE
- Sàn chứng khoán MSSB
- Công ty chứng khoán Techcombank – TCBS
- Công ty chứng khoán Vietcombank – VCBS
- Công ty chứng khoán VnDirect
- Công ty chứng khoán SSI
Những yếu tố tác động đến giá của chứng khoán quyền
- Giá chứng khoán quyền và giá thực hiện: Đây là 2 yếu tố đầu tiên tác động trực tiếp nhất, bởi chỉ cần nhìn vào sự chênh lệch của 2 mức giá này thì có thể biết được giá của chứng quyền thế nào.
- Thời gian đáo hạn: Thời gian càng dài thì giá chứng quyền càng cao, vì thời gian dài thì tài sản cơ sở giao dịch sẽ có sự biến động mạnh và ngược lại.
- Biến động giá của chứng khoán cơ sở: Việc đầu tư chứng quyền dựa trên sự tăng giá của chứng khoán cơ sở để kiếm lời và thị trường biến động có nghĩa là chứng quyền cũng sẽ có sự biến động theo đó.
Kết luận
Như vậy, với những thông tin cơ bản về giá trị chứng khoán quyền mà 69 Invest chia sẻ qua bài viết trên thì mong bạn đọc có thể nắm vững được những kiến thức về chứng khoán quyền là gì, cách đầu tư cũng như những ưu, nhược điểm của chứng khoán quyền để áp dụng linh hoạt vào việc đầu tư của mình thật hiệu quả.