Hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Việc kinh doanh trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee hay Tiki, Sendo cũng phổ biến hơn. Tuy nhiên, nhiều người mới lại chưa nắm rõ hết các tính năng của các công cụ hỗ trợ như Seller Centre. Bài viết dưới đây là những thông tin cơ bản về Shopee Seller Centre mà 69 Invest muốn gửi đến bạn.
Mục lục bài viết
Seller Center là gì?
Seller Center hay Seller Central có nghĩa là Trung tâm hỗ trợ người bán của các sàn thương mại điện tử. Theo như trên thực tế thì nền tảng bán hàng trực tuyến nào cũng có chức năng này nhằm hỗ trợ cho các chủ sở hữu và người bán.
Công cụ Seller Center cho phép người bán tùy chỉnh trang bán hàng, thiết lập hình ảnh hiển thị của sản phẩm. Bên cạnh việc quản lý, bạn có thể sử dụng các tính năng của Seller Center để chạy các chương trình quảng cáo khuyến mãi.
Việc này giúp thu hút thêm nhiều người mua tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. Ngoài ra còn cho phép chủ shop, nhân viên kinh doanh theo dõi, kiểm soát hoạt động, xu hướng và kết quả kinh doanh.
Shopee Seller Center là gì?
Shopee Seller Center là Trung tâm bán hàng hay Trung tâm hỗ trợ người bán của sàn thương mại điện tử Shopee. Để vào Shopee Seller Center nhanh và chuẩn nhất, người dùng có thể truy cập vào đường link bên dưới đây:
Shopee Seller Centre là gì?
Cách tạo gian hàng trên Shopee Seller Centre
Nếu đã có tài khoản mua hàng tại Shopee, thì chỉ cần đăng nhập vào Kênh bán hàng để kinh doanh. Còn nếu chưa có tài khoản trên Shopee, có thể lập tài khoản bằng cách truy cập vào: https://banhang.shopee.vn/. Shopee hiện có hai nền tảng để đem đến hiệu quả kinh doanh cho người bán hàng như:
- Kênh người bán trên Website: Giúp quản lý và theo dõi đơn hàng, sản phẩm, tài chính và quảng cáo sản phẩm với những công cụ hỗ trợ.
- Shop của Tôi trên App Shopee: Giúp nhà bán hàng quản lý shop ngay trên điện thoại hoặc mọi lúc mọi nơi
Thiết lập hồ sơ bán hàng
Sau khi bạn đã lập tài khoản bán hàng, bước kế tiếp là tạo ra hồ sơ cho gian hàng với hình ảnh và nội dung cuốn hút. Đây cũng là cách bạn xây dựng hình ảnh và tạo sự chú ý tới người mua. Tuy nhiên, người bán cần lưu ý 5 yếu tố mà khi tạo hồ sơ:
- Ảnh đại diện
- Ảnh bìa
- Tên shop
- Ảnh và video mô tả
- Mô tả shop
Thiết lập hồ sơ bán hàng trên Shopee
Đăng sản phẩm trên Shopee Seller Centre
Khi tạo gian hàng, thiết lập hồ sơ xong thì việc tiếp theo cần làm là đưa sản phẩm tới với người dùng bằng cách đăng các sản phẩm lên trung tâm Shopee Seller Centre. Đăng bán sản phẩm, người bán cần đảm bảo bài đăng có chèn từ khóa tại tên sản phẩm, mô tả và ảnh sản phẩm,….
Như vậy sẽ giúp sản phẩm được chuẩn SEO và nhanh chóng tiếp cận được với người mua hàng. Bên cạnh đó, hình ảnh cũng là yếu tố quan trọng để thu hút người mua bấm vào xem sản phẩm, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Đăng sản phẩm trên Shopee
Xem thêm: Những điều cần biết về đồng RAY coin
Shopee Seller Center có vai trò như thế nào với người bán hàng?
Với bộ tính năng được thiết kế để hỗ trợ người bán, Shopee Seller Center giúp người bán kết nối tốt với khách hàng tiềm năng, đồng thời tìm kiếm sự trợ giúp cần thiết với sàn thương mại điện tử. Thay vì tìm đủ mọi cách để điều chỉnh gian hàng, chỉ với vài bước đơn giản qua Shopee Seller Center là đã có thể bán hàng hiệu quả, gia tăng doanh số.
Hơn nữa, Shopee Seller Center ngày càng dễ sử dụng khi các tính năng rất đa dạng và hữu ích. Đồng thời, khi cần được hỗ trợ, kết nối với chăm sóc khách hàng, người bán cũng có thể sử dụng ngay kênh Shopee Seller Center.
Xem thêm: CoinMarketcap là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về CoinMarketcap
Những chức năng vận hành của Shopee Seller Centre
Bên cạnh việc đăng ký bán hàng và vận hành shop thì cũng cần phải nắm được một số chức năng cơ bản của Shopee Seller Centre. Điển hình như chức năng thiết lập shop, chức năng chăm sóc khách hàng hay chức năng dữ liệu. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng quản lý và tối ưu khi bán hàng hơn.
Chức năng thiết lập shop trên Shopee Seller Centre
Để hiểu rõ hơn về những chức năng vận hành của trung tâm hỗ trợ này thì trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mục tiêu của việc thiết lập shop trên Shopee Seller Centre được nêu ra dưới đây:
Mục thiết lập cơ bản
Bảo vệ tài khoản bằng cách xác minh hoạt động đáng ngờ bằng cách gửi mã OTP về điện thoại mỗi khi đăng nhập. Tuy nhiên lựa chọn này có thể rất phiền phức. Ngoài ra còn có lựa chọn chế độ tạm nghỉ giúp tạm ngừng buôn bán trên sàn khi có việc bận hoặc nghỉ lễ.
Mục cài đặt Chat
Chức năng cho phép trả giá thường được bật mặc định. Do đó, bạn nên tắt đi để tránh khách hàng trả giá cho sản phẩm nhưng điều này mất rất nhiều thời gian. Hơn nữa, mục này còn cho phép Chat từ trang Hồ sơ. Tuy nhiên mục này nên đặt mặc định ngay từ đầu.
Chức năng chăm sóc khách hàng của Shopee Seller Centre
Trợ lý chat có thể thiết lập tin nhắn tự động mỗi khi khách hàng nhắn tin. Điều này tạo đánh giá tốt trong việc phản hồi về của shop của bạn. Bạn chỉ cần nhấp vào sửa nội dung trả lời cho phù hợp.
Chức năng chăm sóc khách hàng của Shopee Seller Centre
Xem thêm: ARK Coin là gì? Những thông tin từ A tới Z về dự án ARK
Chức năng dữ liệu của Shopee Seller Centre
Chức năng phân tích bán hàng có thể giúp bạn xem lượt truy cập của khách hàng, lượt xem sản phẩm, doanh thu của shop một cách chi tiết từ Shopee Seller Centre. Từ đó, có thể xác định xem sản phẩm nào đang được chú ý.
Nếu lượt xem nhiều mà không có chuyển đổi thì phải xem lại cách viết content hay hình ảnh. Đặc biệt bạn có thể xem báo cáo theo từng tuần, tháng hay năm bằng cách điều chỉnh khung thời gian.
Bên cạnh còn có chức năng xem xét hiệu quả hoạt động. Nếu shop hoạt động không tốt thì sẽ có điểm phạt từ Shopee Seller Centre, khiến cửa hàng bị bóp tương tác. Nếu bạn tự ý hủy đơn hàng hoặc chuẩn bị hàng quá lâu thì sẽ bị phạt điểm sao quả tạ. Điểm này sẽ tự mất đi sau vài tuần. Do vậy, nếu bạn muốn phát triển shop thì hãy tránh bị phạt sao quả tạ.
Tổng kết
Như vậy là 69 Invest đã giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản nhất về Shopee Seller Centre cùng những chức năng và vai trò của nó. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có những kiến thức cơ bản về trung tâm bán hàng của Shopee. Từ đó đưa ra được những chiến lược phù hợp giúp nâng cao hơn doanh số bán hàng cho shop của mình.