Bạn đã bao giờ nghe đến bảng lương phi nông nghiệp hay bảng lương NFP chưa? Nếu là một nhà giao dịch trên thị trường ngoại hối thì chắc hẳn cụm từ này không có gì là xa lạ. Trong bài viết này, 69 Invest sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về thuật ngữ này với một tên gọi khác là Non Farm hay Non Farm Payrolls. Đồng thời nhận biết những tác động mà nó đem đến cho thị trường Forex như thế nào nhé!

Mục lục bài viết
Tổng quan về Non Farm
Có thể nói, bảng lương phi nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh ngoại hối. Không chỉ vậy, Non Farm còn cung cấp cái nhìn sâu sắc về đánh giá số liệu và dự báo trong tương lai.
Non Farm là gì?
Non Farm (Non-farm Payrolls – NFP ) hay còn có tên gọi khác là bảng lương phi nông nghiệp và được phát hành bởi Bộ Lao động Mỹ. Non Farm là bảng lương của các công việc nằm ngoài lĩnh vực nông nghiệp.
Thông thường, bảng lương có tác dụng đo lường số lượng người có việc làm trong tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc. Tuy nhiên việc đo lường này lại ngoại trừ nông nghiệp, chính quyền địa phương, khu vực phi lợi nhuận và các hộ gia đình tư nhân. Trong khi đó, nhóm lao động phi nông nghiệp chiếm đến 80% GDP của nước Mỹ.

Thời gian công bố Nonfarm
Nonfarm sẽ được công bố định kỳ vào thứ 6 đầu tiên của tháng. Do sự chênh lệch múi giờ giữa các quốc gia và châu lục nên thời gian công bố Nonfarm cũng có sự chênh lệch.
Tùy vào từng mùa mà giờ công bố cụ thể sẽ được thay đổi (19h30 vào mùa hè hoặc 20h30 vào mùa đông theo giờ Việt Nam), và trong vòng 1 năm, bảng báo cáo này được công bố 12 lần. Bạn cần chú ý thời điểm các quốc gia công bố để có thể theo dõi và cập nhật dữ liệu của bản tin Nonfarm một cách chính xác nhất.
Nonfarm quan trọng như thế nào?
Các dữ liệu về bản tin Nonfarm được theo dõi chặt chẽ và mang tính cập nhật rất cao bởi Bộ Lao động Mỹ. Nó được coi như là một thước đo chuẩn mực về tính trạng của nền kinh tế tại quốc gia này. Không chỉ vậy, bản tin này còn phản ánh được tình trạng lạm phát, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Chính vì thế, tầm quan trọng của bản tin Non Farm là vô cùng lớn.

- Phản ánh tình trạng sản xuất của các doanh nghiệp, quyết định sự vững chắc của nền kinh tế thông qua các thông tin mà Nonfarm cung cấp.
- Phản ánh thu nhập của người dân và khả năng chi tiêu của họ. Đây chính là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến GDP của toàn quốc.
- Tác động đến tỷ giá tiền tệ, giúp cho FED có những thông tin để cân nhắc, quyết định tăng lãi suất nếu Nonfarm có những thông tin tích cực. Từ đó làm giảm lạm phát và tác động tới tỷ giá tiền tệ trong thời điểm hiện tại.
- Phản ánh phần nào thực trạng tài chính của nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến đồng USD và các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường ngoại hối.
- Dẫn dắt thị trường bởi dữ liệu mà Nonfarm cung cấp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của các giới đầu tư.
Non Farm cung cấp những gì?
Bản tin Non Farm cung cấp 3 loại dữ liệu chính bao gồm:
- Previous – chỉ số kỳ trước.
- Forecast – chỉ số dự báo: đây là các phán đoán từ đầu tuần của các chuyên gia.
- Chỉ số công bố kỳ này: do Bộ Lao động Hoa Kỳ cung cấp.
Ba chỉ số này có mức chênh lệch nhất định và làm biến động thị trường bởi chúng tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư, gây ra những chuyển biến mạnh mẽ trên thị trường Forex khi những dữ liệu công bố lệch hoàn toàn so với dữ liệu dự đoán.
Các thành phần của Non Farm
Một bản tin Non Farm đầy đủ gồm có 3 phần chính với 3 chỉ tiêu thuộc 3 mốc thời gian khác nhau: dữ liệu quá khứ, dữ liệu thực tế và dữ liệu dự đoán.
- Non-farm Employment Change (Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phi nông nghiệp): phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế.
- Unemployment Rate (Tỷ lệ thất nghiệp): phản ánh sự đi xuống của nền kinh tế.
- Average Hourly Earnings (Thu nhập bình quân tính theo giờ): phản ánh sự tăng giảm thu nhập của người dân.
Tác động của Non Farm đến thị trường Forex
Thông qua phản ứng của các nhà đầu tư với dữ liệu của bản báo cáo cho thấy việc công bố Non Farm có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường Forex. Có 3 trường hợp phản ứng với báo cáo NFP:
- Trường hợp 1: Dữ liệu báo cáo Non Farm cung cấp đúng như kỳ vọng của thị trường. Khi đó, thị trường sẽ ít bị ảnh hưởng bởi Nonfarm hoặc nếu có phản ứng thì mọi thứ đều đã được chuẩn bị trước.
- Trường hợp 2: Dữ liệu báo cáo NFP thấp hơn kỳ vọng của thị trường. Khi ấy, đồng đô la Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi thị trường lao động yếu đi thể hiện sự tăng trưởng kinh tế kém, lạm phát thấp và cả áp lực tăng lãi suất thấp.
- Trường hợp 3: Dữ liệu báo cáo NFP cao hơn kỳ vọng của thị trường. Lúc này, đồng đô la Mỹ sẽ trở nên có giá hơn so với các ngoại tệ khác.

Kết luận
Qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về Non Farm là gì cũng như những tác động cụ thể đến thị trường Forex. Hy vọng những thông tin mà 69 Invest cung cấp sẽ phần nào giúp những trader mới có thêm kiến thức bổ ích và thành công trong mọi giao dịch của mình.