PMI là một thuật ngữ đã quá quen thuộc đối với mọi doanh nghiệp. Thế nhưng, không phải ai cũng am hiểu tường tận về chỉ số này. Hãy để 69 Invest giúp bạn tìm hiểu những thông tin quan trọng về chỉ số PMI này.
Mục lục bài viết
Thế nào là chỉ số PMI?
PMI là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh doanh và là viết tắt của cụm Purchasing Managers Index. Có thể tạm dịch ra là chỉ số quản lý thua mua. Chỉ số này dùng để thể hiện tình trạng kinh doanh sản xuất của nền kinh tế.

PMI được cấu thành từ 5 yếu tố. Chúng bao gồm: số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng sản xuất, số việc làm, thời gian lao động và hàng tồn kho. Các nhà kinh doanh thường hay sử dụng PMI để phân tích và ra các quyết định về đầu tư.
Xem thêm: Nguyễn Duy Hưng đại gia chứng khoán SSI
Phân loại chỉ số PMI
Dù là một chỉ số thông dụng trong kinh doanh nhưng ít ai biết PMI được phân thành mấy loại. Hiện nay, chỉ số PMI đang được chia làm hai loại: dịch vụ và sản xuất.
Chỉ số PMI dịch vụ
Chỉ số PMI dịch vụ còn hay được gọi là PMI phi sản xuất. Đây là một chỉ số hỗn hợp nhằm dự báo tình hình kinh tế ở lĩnh vực dịch vụ. PMI dịch vụ gồm 4 yếu tố sau với 3 yếu tố đầu có thể điều chỉnh theo thời vụ. Chúng gồm: hoạt động kinh doanh, số đơn hàng mới, việc làm, thời gian giao hàng từ nhà cung cấp.

Chỉ số PMI sản xuất
Chỉ số PMI sản xuất dùng để đo lường sức mua ở lĩnh vực sản xuất hàng công nghiệp. Purchasing Manager Index bao gồm các chỉ số con với các trọng tố:
- Số lượng đơn đặt hàng mới: chiếm 30%
- Tình hình sản xuất: chiếm 25%
- Thời gian giao hàng từ phí nhà cung cấp: chiếm 15%
- Số lượng hàng hoá đang tồn kho: chiếm 10%
- Số lượng việc làm: chiếm 20%
Xem thêm: ‘Bạn có thể tin tưởng chúng tôi’, Đảng Lao động của Anh nói với ngành tài chính
Hướng dẫn phương pháp tính toán PMI
Chắc hẳn cũng khá nhiều người thắc mắc chỉ số Purchasing Manager Index được tính toán thế nào. Trước tiên, cần phải thu thập đủ 400 mẫu khảo sát gồm các câu hỏi thực tế của doanh nghiệp.

Công thức tính PMI:
PMI = (P1 * 1) + (P2 * 0,5) + (P3 * 0), với:
- P1: % số câu trả lời là tình hình “có cải thiện”
- P2: % số câu trả lời là tình hình “không đổi”
- P3: % số câu trả lời là tình hình “xấu đi”
Xem thêm: Top sàn forex uy tín hiện nay trên thị trường 2023
Hướng dẫn đọc hiểu chỉ số PMI
Kết quả của Purchasing Manager Index được dựa trên câu trả lời khảo sát từ 400 doanh nghiệp cả nước. Mốc kết quả được chọn để phân tích là con số 50.
- Nếu kết quả lớn hơn 50: tình hình sản xuất kinh doanh đang được mở rộng và phát triển theo hướng tích cực.
- Nếu kết quả nhỏ hơn 50: tình hình sản xuất kinh doanh đang ở mức báo động đỏ và dần suy thoái.
- Nếu kết quả bằng 50: chứng tỏ nền kinh tế đang được cân bằng.

Bạn cũng có thể so sánh PMI giữa tháng này với tháng trước để đánh giá kết quả kinh doanh. Thông thường, kết quả so sánh sẽ rơi vào một trong hai trường hợp sau:
- Chỉ số PMI tháng này thấp hơn tháng trước: hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trên đà tăng trưởng chậm.
- Chỉ số PMI tháng này cao hơn tháng trước: dấu hiệu hoạt động kinh doanh đang phát triển tốt.
Kết luận
PMI là một chỉ số mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm rõ để hoạt động. Cần theo dõi sát sao sự biến động của chỉ số này để xây dựng các chiến lược phù hợp. 69 Invest hy vọng bạn sẽ có được nhiều kiến thức kinh doanh hơn thông qua bài viết trên. Hãy theo dõi chúng tôi để được cập nhật những kiến thức nóng hổi về kinh tế nhé.