Nới lỏng định lượng hay còn gọi tắt là QE là phương pháp nới lỏng tiền tệ tương đối mới mẻ so với nhiều người. Chính phủ thông qua chính sách này sẽ điều chỉnh kịp thời và kích cầu cho nền kinh tế trong nước. Bài viết hôm nay hãy cùng 69 Invest tìm hiểu cụ thể phương pháp qe là gì? Bản chất và những ảnh hưởng của nó đối với thị trường chứng khoán.
Mục lục bài viết
QE là gì?
Nới lỏng định lượng hay QE là gì? QE có tên tiếng Anh là Quantitative Easing. Đây là việc mà Ngân hàng trung ương thêm tiền vào cho nền kinh tế bằng cách tiến hành mua lại các loại chứng khoán từ Chính phủ hoặc từ các ngân hàng thương mại.
Một số người cho rằng QE được sử dụng lần đầu tiên vào cuối năm 1990 bởi Ngân hàng trung ương Nhật Bản nhưng vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Ngày nay, nhiều quốc gia đã áp dụng QE nhằm giảm thiểu khủng hoảng kinh tế.

Xem thêm: Một cổ phiếu an ninh mạng nổi bật của Vương quốc Anh đang bị tấn công bởi những người bán khống
Lịch sử của QE
Một số nhà kinh tế cho rằng cục dự trữ liên bang Mỹ đã từng sử dụng hình thức của nới lỏng định lượng 1930 – 1940 để chống lại cuộc khủng hoảng năm 1930.
- Nhật bản bắt đầu sử dụng từ ngày 19/3/2001 bởi ngân hàng trung ương Nhật Bản với tổng giá trị trái phiếu mua vào là khoảng 1.7 ngàn tỷ USD để bù đắp tình trạng yếu kém kéo dài của nền kinh tế.
- Kể từ cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2007 – 2008, Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và EuroZone đã sử dụng chính sách này để phát triển nền kinh tế với quy mô tổng 3.5 ngàn tỷ USD và ở Anh là 569 tỷ USD trong 2008 – 2014.
Hiệu quả từ các biện pháp này vẫn chưa có sự đồng nhất. Ở Nhật Bản, ngân hàng trung ương tuyên bố không áp dụng QE cho chính sách tiền tệ từ 2001 vì không đạt hiệu quả. Theo IMF, các chính sách QE được thực hiện bởi ngân hàng trung ương của các nước phát triển lớn từ khởi đầu cuộc khủng hoảng tài chính đã góp phần giảm rủi ro hệ thống sau khi Lehman Brother phá sản.
IMF cho rằng chính sách này cũng góp phần cải thiện niềm tin vào thị trường. Trong khi đó, Economist Martin Feldstein cho rằng QE đã dẫn đến sự gia tăng trong thị trường chứng khoán vào nửa sau 2010, do đó làm tăng sự tiêu thụ và hiệu suất của nền kinh tế Hoa kỳ.
Xem thêm: Evercore ISI cho biết hãy tìm những tên giá trị này để có động lực vượt qua khi lạm phát giảm
Nhược điểm của chính sách QE là gì?
Bên cạnh những ưu điểm thì chính sách này cũng có một số nhược điểm. Trong trường hợp ngân hàng trung ương sử dụng QE có thể gây ra lạm phát mà không tăng trưởng kinh tế, dẫn tới giai đoạn được lạm phát đình đốn. Mặc dù hầu hết các ngân hàng trung ương được tạo ra bởi chính phủ và thực hiện vai trò giám sát.
Tuy nhiên, không thể buộc các ngân hàng tăng cường cho vay hay buộc người dân phải đi vay và thực hiện việc đầu tư. Nếu nguồn cung tiền tăng không chảy qua ngân hàng thì QE có thể không mang lại hiệu quả mà còn làm thâm hụt chi tiêu chính phủ.
Một hậu quả tiêu cực khác là có thể làm giảm giá trị đồng nội tệ. Điều này có thể giúp kích thích tăng trưởng hàng xuất khẩu với các nhà sản xuất. Tuy nhiên, việc giá trị của đồng nội tệ giảm sẽ làm cho hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu trở nên đắt hơn, làm tăng chi phí sản xuất và mức giá tiêu dùng.
Tại sao phải thực hiện chính sách QE?
Khi quốc gia có nền kinh tế đi xuống, GDP có hiện tượng giảm sút thì Ngân hàng trung ương phải sử dụng các chính sách nhằm tăng cung. Và chính sách nới lỏng định lượng QE là một trong những chính sách ngăn chặn hiện tượng suy thoái. Mục đích cơ bản của QE là giữ được lãi suất ở mức thấp, kích cầu các khoản vay từ phía doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Giúp tăng trưởng nền kinh tế
Ngoài việc nắm được khái niệm QE là gì thì cần phải hiểu được lý do tại sao phải thực hiện chính sách này. Chính sách nới lỏng định lượng giúp bổ sung nguồn tiền lưu thông trên thị trường, làm giảm lãi suất và đẩy mạnh chi tiêu.

Giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp
QE tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn phát triển, đẩy mạnh các công việc sản xuất kinh doanh. Điều này có nghĩa là xã hội cần lực lượng lao động lớn hơn, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Giúp ổn định thị trường tài chính
Chính phủ sẽ thông qua chính sách nới lỏng định lượng này để ổn định được lãi suất và giá cả trên thị trường. Qua đó, điều tiết thị trường tài chính. Bên cạnh đó còn ổn định thị trường ngoại hối và củng cố sức mua của đồng nội tệ.
Xem thêm: Nến Doji đỏ từ đâu? Thông tin cốt lõi người mới cần biết
Những lần nới lỏng định lượng nổi bật của Mỹ
Cục dự trữ liên bang (FED) bắt đầu thực hiện QE nhằm vực dậy nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Các chiến dịch nới lỏng này được diễn ra từ tháng 11/2008 đến đầu năm 2014.
QE1 (Tháng 11 năm 2008)
Đây là giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng đang căng thẳng nhất. FED đã hạ lãi suất USD về 0 đến 0.25% và chi khoảng 1.700 tỷ USD để mua các chứng khoán nợ có tài sản thế chấp đảm bảo và trái phiếu kho bạc. Nền kinh tế Mỹ đã phục hồi trong giai đoạn ngắn nhưng lại có dấu hiệu suy giảm.
QE2 (Từ 3/11/2010 – tháng 6/2011)
Giai đoạn này. cục dự trữ liên bang Mỹ – FED đã quyết định tiếp thêm 600 tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ với kỳ hạn dài từ 2 đến 10 năm. Nhằm kích thích nền kinh tế, FED đã triển khai chương trình “Operation Twist” trị giá 400 tỷ USD và 267 tỷ USD với nội dung chính là hoán đổi trái phiếu. Cụ thể bán trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn và mua lại trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài. Chương trình này FED không làm tăng cung tiền mà chỉ thay đổi các thành phần trong bảng cân đối.

QE3 (Tháng 9 năm 2012)
FED mua số lượng MBS trị giá 40 tỷ USD/tháng thông qua phát hành tiền và mua lại tài sản của ngân hàng. Đồng thời giữ lãi suất ngắn hạn 0% để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Mỹ phát triển.
3 gói QE được FED tung ra giúp Mỹ tăng lượng tiền, giảm lãi suất thấp, giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn. Và thực tế đã chứng minh cho thấy được tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm trái chiều như nhiều ngân hàng đã giữ lại lượng tiền nhận được thay vì cho vay.
Xem thêm: Giá dầu vọt hơn 3%
Chính sách QE có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán?
Bởi đây là một trong những chính sách được chính phủ Mỹ áp dụng để điều chỉnh và điều chỉnh kịp thời nền kinh tế. Vậy nó có ảnh hưởng như thế nào đối với thị trường chứng khoán, có lợi hay có hại?
Thu hút thêm nhiều dòng tiền vào thị trường chứng khoán
Về cơ bản thì chính sách làm tăng cung tiền, giảm lãi suất tại các ngân hàng. Điều này làm cho các kênh gửi tiết kiệm bị kém hấp dẫn hơn. Dòng tiền từ đó cũng có xu hướng dịch chuyển sang kênh đầu tư khác. Qua đó cho thấy thị trường chứng khoán là kênh được hưởng lợi nhờ QE.
Gây ra sự biến động của giá chứng khoán
Lãi suất giảm có thể khuyến khích các khoản vay của cá nhân và doanh nghiệp nói chung. Nhưng là cơ hội để các doanh nghiệp vay tiền mở rộng kinh doanh. Như vậy nhận thấy QE cũng có ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: Binary Options là gì? Có hay không nên giao dịch tại đây
Kết luận
Trên đây là những những kiến thức thú vị về qe là gì cùng những ảnh hưởng của nó tới thị trường chứng khoán mà chúng mình đã thu thập và phân tích được. Các nhà đầu tư nên bám sát vào những diễn biến thị trường để có thể đưa ra những quyết định mua bán đúng đắn. Chúc các bạn đạt nhiều thành công!