RSI là chỉ báo quan trọng mà hầu hết nhà đầu tư nào cũng sử dụng đến khi đầu tư trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên nhiều người đã có những nhận định sai lầm về chỉ số này do chưa hiểu hết ý nghĩa của nó. Vậy cụ thể chỉ số RSI là gì, chúng có ý nghĩa như thế nào và những cách nào để sử dụng RSI hiệu quả thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
RSI là gì?
RSI là gì, đây là chỉ số sức mạnh khi phân tích biểu đồ nến thể hiện lực mua hoặc bán đang tăng lên hay giảm đi. RSI là từ được viết tắt của Relative Strength Index, được coi một tín hiệu quan trọng để gia tăng độ tin cậy cho các nhà đầu tư trước khi ra quyết định vào lệnh.

RSI là đồ thị di chuyển giữa 2 điểm cực trị, được hiển thị dưới dạng một bộ dao động từ 0 đến 100.
Ý nghĩa của chỉ báo RSI
- RSI biểu thị vùng quá mua (overbought).
Đường RSI được coi là vùng quá mua khi vượt ngưỡng 70, tức là khi giá đã đến đỉnh và có xu hướng điều chỉnh giảm.
- RSI biểu thị vùng quá bán (oversold).
RSI được coi là oversold khi xuống dưới ngưỡng 30. Lúc này giá đang trên đà chạm đáy và xu hướng sẽ có đợt điều chỉnh giá tăng trở lại.
Công thức tính RSI

Trong đó: RSI thường lấy là 14.
Cách sử dụng RSI hiệu quả
Bài 1: Phân tích RSI ở nhiều khung thời gian
Bước 1: Tìm và xác định ra các xu hướng.
Trên khung D1 thì giá sẽ biểu thị ở mức quá bán hoặc quá mua. Nếu thấy giá đi vào vùng quá bán (RSI < 30), là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ giảm sang tăng và bạn sẽ chuyển sang H4 để vào lệnh mua.
Nếu thấy giá đi vào vùng quá mua (RSI > 700) thì thị trường đang có dấu hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm. Lúc này bạn sẽ chuyển sang H4 để vào lệnh bán.

Bước 2: Xác định điểm vào lệnh H4
- Chờ giá vào vùng quá mua trên H4 để đặt lệnh bán.
- Chờ giá vào vùng quá bán trên H4 để đặt lệnh mua.
Bài 2: Kết hợp giữa RSI và Moving Average Moving Average
Bước 1: Đầu tiên, vẽ một đường ngang với đường RSI 50 trên biểu đồ.
Bước 2: Sau đó quan sát, khi SMA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 50 thì vào lệnh mua. Và thoát lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 30.
Đối với lệnh bán thì bạn sẽ vào lệnh bán khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI < 50. Khi MA30 cắt lên SMA 100 và RSI > 70 thì đóng lệnh.
Bài 3: Giao dịch tại điểm mà giá phân kỳ
- Phân kỳ tăng (Bullish Divergence): Phân kỳ tăng là dự báo về việc đảo chiều giá của thị trường từ giảm sang tăng.
- Phân kỳ giảm (Bearish Divergence): Ngược với phân kỳ tăng, đây có thể là dấu hiệu của việc giá bị đảo chiều từ tăng sang giảm.
Kết luận
Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản, cần thiết về một trong những chỉ số quan trọng trong đầu tư chứng khoán như RSI là gì, ý nghĩa, cũng như cách sử dụng RSI sao cho đạt được hiệu quả tối đa. Mong rằng, qua đây bạn đọc có thể nắm được những kiến thức đó và áp dụng thật linh động vào việc đầu tư của bạn để thu được lợi nhuận nhiều nhất có thể.