Rủi ro mua lại là thuật ngữ quan trọng đối với các nhà đầu tư. Vậy cụ thể rủi ro mua lại là gì? Ngoài rủi ro mua lại, trong khuôn khổ hoạt động của thị trường, trái phiếu còn có những loại rủi ro nào khác? Cùng tìm hiểu những thông tin về rủi ro mua lại qua bài viết dưới đây.
1.Những rủi ro khi mua trái phiếu
Hiện nay, trái phiếu là hình thức huy động vốn hữu hiệu của các công ty. Trong trường hợp cần vốn, công ty có thể phát hành trái phiếu để có những khoản tiền cho vay lớn, lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng. Bên cạnh những lợi thế của trái phiếu, nhưng rủi ro tiềm ẩn cũng rất lớn.
Cụ thể, trái phiếu công ty có thể đem đến cho các nhà đầu tư một hay nhiều rủi ro sau đây:
-
- Rủi ro về lãi suất thị trường: Giá của một trái phiếu công ty sẽ thay đổi theo chiều hướng ngược lại với lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu sẽ tăng và ngược lại.
- Rủi ro tái đầu tư: Tính toán tỷ lệ lợi nhuận nội tại của trái phiếu dựa trên giả định là lượng tiền mặt thu vào được tái đầu tư. Thu nhập từ những hoạt động tái đầu tư được gọi là “lãi trên lãi. Rủi ro tái đầu tư là khả năng thay đổi tỷ lệ tái đầu tư theo một chiến lược do những thay đổi lãi suất thị trường trên thị trường.
- Rủi ro do thu hồi: Trái phiếu công ty có điều khoản cho phép nhà phát hành thu hồi, “gọi” tất cả hay một phần trái phiếu mới trước ngày đáo hạn. Nhà phát hành thường giữ lại quyền này để có thể linh động chi trả tiền vốn. Đối với nhà đầu tư, có những rủi ro với điều khoản về lệnh “gọi”.
- Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng được hiểu là nguy cơ công ty phát hành không có khả năng chi trả đúng hạn, có nghĩa là sẽ không thể chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn. Đây là loại rủi ro được đánh giá bằng các dịch vụ đánh giá khả năng tín dụng của cá nhân hay công ty.
- Rủi ro lạm phát: Rủi ro lạm phát hay còn gọi là rủi ro sức mua phát sinh bởi trị giá lưu lượng tiền mặt của một trái phiếu thay đổi do tình trạng lạm phát.
- Rủi ro về tỷ giá: Một trái phiếu không dựa trên đơn vị đồng nội tệ, cũng không chịu ảnh hưởng của lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ. Trên thực tế, lưu lượng tiền mặt đồng nội tệ lệ thuộc vào tỷ giá hối đoái và thời điểm thanh toán.
- Rủi ro thanh lý: Rủi ro thanh lý hay có thể hiểu là rủi ro về tính thị trường phụ thuộc vào khả năng bán dễ dàng một trái phiếu mới bằng hay gần bằng trị giá của nó. Theo đó, cách đo lường chủ yếu khả năng thanh lý là mức chênh lệch giữa giá đặt mua và giá đặt bán. Chênh lệch càng lớn thì rủi ro thanh lý càng nhiều.
- Rủi ro do biến cố bất ngờ: Đôi khi khả năng chi trả lãi và mệnh giá của nhà phát hành thay đổi lớn lao và bất ngờ bởi vì những biến cố bất ngờ như tai nạn do thiên nhiên hay công nghiệp hoặc một thay đổi về quy định nào đó.
- Rủi ro tái thiết kết cấu: Rủi ro này thường phát sinh do có những sự kiện như mua đứt cổ phần để thúc đẩy công ty, kế nhiệm hay những sửa đổi hoặc tái thiết kết cấu biểu đối kê tài sản công ty.
Như vậy, đối với thị trường trái phiếu, có nhiều rủi ro có thể xảy ra. Vì thế, để “ăn chắc” khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ, tránh không gặp phải những rủi ro trên.
Xem thêm: Stockbroker là gì? Những điều cần biết về Stockbroker
2. Rủi ro mua lại là gì?
Rủi ro mua lại, hay còn gọi là rủi ro thu hồi trong tiếng Anh là Call risk. Theo đó, rủi ro mua lại được định nghĩa là rủi ro mà công ty phát hành sẽ mua lại (thu hồi) trái phiếu trước thời điểm trái phiếu đáo hạn. Điều này có nghĩa là trái chủ sẽ nhận được khoản thanh toán trên giá trị của trái phiếu và phần lớn khoản thanh toán này sẽ được tái đầu tư vào môi trường có lãi suất thấp hơn.
Những điều cần biết về rủi ro mua lại:
- Trái phiếu có thể mua lại còn gọi là trái phiếu có thể thu hồi (Callable Bond) được hiểu là loại trái phiếu có kèm điều khoản cho phép nhà phát hành được mua lại trái phiếu trước thời điểm đáo hạn.
- Quyền chọn đính kèm của trái phiếu có thể mua lại tương tự như quyền chọn mua. Điều này cho phép nhà phát hành có quyền mua lại trái phiếu trước khi đáo hạn. Khi lãi suất trên thị trường giảm, công ty phát hành trái phiếu thu lợi nhuận bằng việc tìm cách tận dụng mức lãi suất thấp hơn bằng cách mua lại trái phiếu đang lưu hành và phát hành lại với tỉ lệ huy động (lãi suất) thấp hơn.
- Việc thu hồi trái phiếu khiến cho các trái chủ gặp bất lợi do không còn nhận được các khoản thanh toán lãi trên các trái phiếu đã bị thu hồi. Với mục đích bảo vệ các nhà đầu tư khỏi việc trái phiếu bị thu hồi quá sớm, điều khoản bảo vệ khỏi lệnh thu hồi đã được tạo ra vào thời điểm trái phiếu phát hành.
- Bảo vệ khỏi lệnh thu hồi (Call protection) là điều khoản bảo vệ của chứng khoán có thể bị mua lại. Nó ngăn cấm nhà phát hành trái phiếu thực hiện mua lại chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ về rủi ro mua lại:
Một trái phiếu có thể mua lại phát hành với lãi suất coupon là 8% và có thời gian đáo hạn là 8 năm. Thời gian bảo vệ khỏi lệnh thu hồi là 5 năm. Điều này có nghĩa là bất kể lãi suất thay đổi như thế nào, nhà phát hành không thể mua lại trái phiếu trong 5 năm đầu tiên của vòng đời trái phiếu.
Sau khi thời gian bảo vệ khỏi lệnh thu hồi kết thúc, các trái chủ phải chịu rủi ro rằng trái phiếu có thể bị mua lại nếu lãi suất giảm xuống dưới 8%. Đây chính là rủi ro thu hồi (rủi ro mua lại) của trái phiếu này.
Xem thêm: Swap là gì? Cách tính swap trong Forex như thế nào?
Kết luận
Rủi ro mua lại hay còn gọi là rủi ro thu hồi là một trong những rủi ro trên thị trường mà các nhà đầu tư cần lưu ý. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra, các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ thị trường cũng như công ty phát hành trái phiếu.
Trên đây là những thông tin về rủi ro mua lại là gì cũng như đặc trưng của rủi ro mua lại. Hi vọng những thông tin này mà 69 Invest đưa ra sẽ giúp các nhà đầu tư tránh được rủi ro, thu lại lợi nhuận lớn nhất