Hoạt động Short selling được nhắc đến khá nhiều trong chứng khoán. Có không ít nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường không hiểu rõ về hoạt động này. Vì thế, để tham gia thị trường đạt hiệu quả, cần hiểu rõ về bán khống để tránh ảnh hưởng đến các mục tiêu dài hạn. Vậy cụ thể, Short selling là gì?Cần biết gì về Short selling thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết này!
Mục lục bài viết
- 1 1. Short selling là gì?
- 2 2. Phương thức Short selling trên thị trường
- 3 3. Đặc điểm của Short selling
- 4 4. Mục đích và đối tượng thực hiện Short selling
- 5 5. Tác động của Short selling với nền kinh tế
- 6 6. Rủi ro từ hoạt động bán khống chứng khoán
- 7 7. Cách bán khống cổ phiếu tại thị trường Việt Nam như thế nào?
- 8 Kết luận
1. Short selling là gì?
Short selling hay bán khống là gì, thuật ngữ này được biết đến là hoạt động kiếm lợi nhuận từ việc sụt giảm giá của cổ phiếu hay trái phiếu.
Bán khống là hình thức bán một loại tài sản mà người bán chưa hoặc không sở hữu bằng cách vay mượn từ nhà đầu tư khác và bán với giá cao, sau đó kỳ vọng giá cổ phiếu đó sẽ giảm trong tương lai.

Khi giá cổ phiếu giảm thì người bán có nghĩa vụ mua lại và hoàn trả đủ số lượng chứng khoán đã vay mượn.
- Người bán sẽ lời hoặc lỗ bằng sự chênh lệch giữa giá bán và mua lại, không tính chi phí vay mượn.
- Lời xuất hiện khi giá mua lại thấp hơn giá bán, lỗ khi giá mua lại cao hơn giá bán.
2. Phương thức Short selling trên thị trường
Trong đầu tư có một nguyên tắc là các phải mua cổ phiếu với giá thấp trước, khi đã có lượng cổ phiếu nhất định thì đợi giá tăng cao rồi bán chốt lời. Nhưng với short selling thì bán cổ phiếu ở mức giá cao trước, rồi chờ giá giảm, mua lại và thu lợi nhuận từ chênh lệch giá.
Vì không thực sự sở hữu cổ phiếu nên phải mượn từ sàn giao dịch hay nhà môi giới chứng khoán. Sau khi mượn xong, bán với giá thị trường hiện tại, thu về một lượng tiền mặt. Sau đó, giá cổ phiếu giảm xuống như kỳ vọng thì mua lại số cổ phiếu đó và trả lại cho môi giới. Chênh lệch từ số tiền bán được cổ phiếu và số tiền bỏ ra để mua cổ phiếu là lợi nhuận.
3. Đặc điểm của Short selling
- Người bán khống không thực sự sở hữu chứng khoán: Nhà đầu tư thực hiện Short selling không thực sự sở hữu mã chứng khoán đó mà cần vay mượn từ người chơi khác. Thông qua tài khoản khác sẽ bán mã chứng khoán ra. Khi đã vay để bán khống, nhà đầu tư cần thực hiện nghĩa vụ trả lại số lượng mã chứng khoán tại một thời điểm trong tương lai.
- Người bán khống thu lợi nhuận từ việc giảm giá: Nhà đầu tư phân tích thị trường, đánh giá, kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ giảm trong tương lai. Hoạt động bán khống số lượng lớn tạo nên tâm lý thị trường khiến giá cổ phiếu giảm.
- Hoạt động Short selling mang nhiều rủi ro: Mức độ rủi ro từ việc bán khống có thể cao, gây ra tổn thất lớn khi giá chứng khoán đi ngược với kỳ vọng của. Lỗ do bán khống có thể tăng vô hạn do sự tăng giá của mã cổ phiếu nên cần có biện pháp và chiến lược cắt lỗ phù hợp.
4. Mục đích và đối tượng thực hiện Short selling
-
Mục đích của bán khống
Đầu cơ thu lợi nhuận: bán khống để tìm kiếm lợi nhuận khi thị trường đi xuống. Nhà đầu cơ được ví như nhà đầu tư đa năng, có thể kiếm tiền bất kể thị trường đi lên hay đi xuống, thường rất nhạy bén với các biến động, họ thường nhận ra xu hướng ngay sau đó và thực hiện Short selling để thu về tối đa lợi nhuận.
Đầu tư phòng ngừa rủi ro: nhà đầu tư có sẵn một danh mục đầu tư dài hạn, bán khống để giảm thiểu rủi ro hoặc bảo vệ lợi nhuận. Short selling có thể phòng ngừa rủi ro vì vị thế hoàn toàn đối lập so với các vị thế trong dài hạn.
-
Đối tượng thực hiện Short selling
Short selling chỉ dành cho những nhà giao dịch chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, có đủ kiến thức để nhìn nhận một cách đúng đắn về thị trường, đủ tiềm lực để có thông tin chính xác, hữu ích.

Short selling chỉ dành cho nhà giao dịch giàu có với tỷ lệ ký quỹ cao và chi phí lớn đòi hỏi nhà đầu tư phải có một tài khoản khá lớn.
Short selling chỉ dành cho những nhà đầu tư ưa thích sự mạo hiểm vì rủi ro từ bán khống rất lớn, thua lỗ có thể vô hạn nếu thị trường tăng lên bất ngờ. Nhà đầu cơ phải có mức độ chấp nhận rủi ro lớn thì mới có thể thực hiện được chiến lược mạo hiểm.
Xem thêm: Crypto là gì? Tổng hợp những kiến thức cần biết về tiền kỹ thuật số
5. Tác động của Short selling với nền kinh tế
Tác động tích cực
- Giúp gia tăng tính thanh khoản khi thị trường đi xuống nhờ sự bù đắp lại cung cầu. Từ đó gia tăng sức hút của thị trường với nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Gia tăng chất lượng các loại chứng khoán trên thị trường: những nhà giao dịch thực hiện bán khống khi cho rằng cổ phiếu đang được định giá quá cao và những loại cổ phiếu mà họ nhắm tới để short selling là cổ phiếu của những công ty có tài chính thiếu minh bạch.
- Giảm tác động của nhà đầu tư đến chứng khoán, giúp chứng khoán quay về phản ánh đúng giá trị thực: với các cổ phiếu có khối lượng lưu hành thấp, khi các ông lớn mua với khối lượng lớn, đẩy giá cổ phiếu lên cao. Và khi cho rằng giá chứng khoán đã quá cao thì bắt đầu short selling, làm cung cổ phiếu tăng lên, giá cổ phiếu giảm và quay về với giá trị thực.
Tác động tiêu cực
- Khi nhiều nhà đầu cơ bán khống chứng khoán sẽ khiến giá chứng khoán giảm xuống sâu, gây tổn thương nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán.
- Bán khống có thể gây khủng hoảng tài chính cho quốc gia.
- Làm sai lệch các chỉ số đo lường thị trường: khi xảy ra hành vi bán khống, tài sản sẽ được sở hữu bởi người cho vay và người đi vay, làm gia tăng giá trị giao dịch và tổng nguồn vốn trên thị trường. Các chỉ số đo lường thị trường cũng sẽ không được chính xác hoàn toàn, ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá hoạt động thị trường.
Xem thêm: Bán chịu là gì? 3 mẹo để quản lý việc bán chịu hiệu quả
6. Rủi ro từ hoạt động bán khống chứng khoán
- Rủi ro từ thị trường: Giao dịch bán khống có mức lãi giới hạn khi giá cổ phiếu về 0. Tuy nhiên khi giá chứng khoán đi ngược với kỳ vọng thì mức lỗ của người bán khống sẽ khó kiểm soát.
- Rủi ro pháp lý: Hoạt động Short selling bị cấm trên thị trường chứng khoán cơ sở nên nhà đầu tư thực hiện giao dịch bán khống lớn có nguy cơ bị phạt.

- Phức tạp trong giao dịch: Hoạt động này yêu cầu nhà đầu tư có kiến thức về thị trường, kinh nghiệm để nhận định rủi ro, biến động của mã chứng khoán. Giao dịch bán khống số lượng lớn có thể gây nên sự thao túng cho thị trường chứng khoán, tổn thất cho nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Xem thêm: Stockbroker là gì? Những điều cần biết về Stockbroker
7. Cách bán khống cổ phiếu tại thị trường Việt Nam như thế nào?
Thị trường chứng khoán cơ sở
Cổ phiếu trên thị trường cơ sở chưa được cho phép thực hiện nghiệp vụ này, có nghĩa là nhà đầu tư không được phép bán khống cổ phiếu riêng lẻ.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà đầu tư lách luật thực hiện hình thức này bằng cách cho vay mượn chứng khoán giữa các nhà đầu tư cá nhân.
Thị trường chứng khoán phái sinh
- Thực hiện kinh doanh tại thị trường chứng khoán phái sinh dựa vào giá chênh lệch, tức là vừa bán và mua.
- Có thể mua chứng khoán cơ sở rồi bán khống ở thị trường chứng khoán phái sinh.
- Bán khống khi thị trường quá giá trị. Nhà đầu tư có thể dựa vào nhiều phương pháp như P/E, so sánh với thị trường chứng khoán quốc tế,…
- Dựa vào mức chênh lệch và biến động của đồ thị VFVN30 để đưa ra phân tích phù hợp.
Xem thêm: Asset và những điều cần biết về Asset
Kết luận
Với những thông tin trong bài viết trên hy vọng giúp người mới tham gia thị trường hiểu rõ hơn về Short selling hay bán khống là gì? Việc có hiểu biết và có kiến thức khi bắt đầu tham gia thị trường đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư có cho mình những chiến lược, hình thức hoạt động đầu tư phù hợp, hiệu quả.