SMA là một trong những đường trung bình động đơn giản nhất được nhiều nhà giao dịch tin dùng vì có thể giảm tín hiệu gây nhiễu trong những khung thời gian lớn. Vậy SMA là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào trên thị trường thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
SMA là gì?
SMA (Simple Moving Average) là gì, đây là đường trung bình động, công cụ cơ bản nhất được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Trong trường hợp đã loại bỏ các yếu tố bất thường thì SMA là đường nối các điểm trung bình cộng của giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định.
SMA là một đường trung bình chậm, có khả năng lọc các tín hiệu nhiễu nên có thể xác định được xu hướng một cách chính xác. SMA được tính dựa vào các dữ liệu giá trong quá khứ nên tất nhiên sẽ có một độ trễ nhất định.Vì vậy, SMA chỉ có thể cung cấp cho nhà đầu tư được cái nhìn tổng quát về giai đoạn giá đã qua để từ đó phán đoán sự phản ánh của những dữ liệu đó trong tương lai.
SMA phát huy hiệu quả tốt hơn ở trên các khung thời gian cao. Tuy phản ứng chậm với giá nhưng có thể giúp nhà đầu tư tránh được những tín hiệu sai. Tuy nhiên, có thể bỏ qua các cơ hội tốt để vào lệnh.

Xem thêm: Chỉ số RSI là gì? Các cách sử dụng chỉ số RSI hiệu quả
Các đường SMA phổ biến
Dưới đây là một số đường SMA phổ biến mọi người cần nắm.

SMA ngắn hạn
Gồm các đường có chu kỳ ngắn SMA10, 12, 20, phù hợp với nhà giao dịch theo scalping hoặc day-trading. SMA ngắn hạn sử dụng dữ liệu của ít phiên giao dịch trong lịch sử nên sẽ không chính xác khi trường hợp thị trường có biến động mạnh.
SMA trung hạn
Gồm các đường SMA50, 70, 90… sử dụng dữ liệu lịch sử giá nhiều hơn nên mượt hơn nhưng có độ trễ cao. Do vậy, chỉ phù hợp với các nhà giao dịch có sở thích ôm lệnh lâu và thường xuyên phân tích trên khung thời gian dài.
SMA dài hạn
Bao gồm các đường SMA200, 250, 500…sử dụng nhiều dữ liệu lịch sử giá nhất nên phù hợp với những người giữ lệnh từ vài tháng đến vài năm.
Xem thêm: Chỉ số RSI là gì? Các cách sử dụng chỉ số RSI hiệu quả
Cách tính SMA
SMA = (P1 + P2 + P3 + … + Pn)/N
Trong đó:
- P1 – Pn: là mức giá đóng cửa của mỗi chu kỳ.
- n: số ngày/phiên giao dịch, thể hiện chu kỳ biến động.
Cụ thể như sau:
- SMA(10) = Tổng mức giá đóng cửa của 10 phiên giao dịch gần nhất /10
- SMA(14) = Tổng mức giá đóng cửa của 14 phiên giao dịch gần nhất /14
- SMA(50) = Tổng mức giá đóng cửa của 20 phiên giao dịch gần nhất /50
- SMA(100) = Tổng mức giá đóng cửa của 20 phiên giao dịch gần nhất /100
- SMA(200) = Tổng mức giá đóng cửa của 20 phiên giao dịch gần nhất /200
Xem thêm: Scalp là gì? Những ưu và nhược điểm của Scalp trên thị trường tài chính
Ý nghĩa của SMA trong phân tích kỹ thuật
Về cơ bản SMA có 3 tác dụng lớn trong phân tích kỹ thuật, chi tiết như sau:
Xác định xu hướng thị trường
Dựa vào sự cắt giữa đường giá và SMA, nhà đầu tư có thể đoán được xu hướng trong tương lai.
- Nếu đường giá cắt lên trên đường SMA là giá đang ở xu hướng tăng.
- Nếu giá cắt xuống SMA là giá đang trong xu hướng giảm.
Xác định vùng hỗ trợ, kháng cự
SMA đóng vai trò là đường hỗ trợ và kháng cự động. Tại những điểm giá tiếp xúc với SMA, giá sẽ bật lại đi theo hướng chính.
- Nếu giá đang di chuyển trên đường SMA mà giảm xuống chạm vào đường này và đi lên nhiều lần thì là hỗ trợ động.
- Nếu giá đang di chuyển dưới SMA, chạm vào đường này và đi xuống nhiều lần đây thì là điểm kháng cự động.
https://www.cophieu68.vn/document/images/sma4.jpg
Tìm điểm vào lệnh, chốt lời và cắt lỗ
Nhờ SMA là đường hỗ trợ, kháng cự động mà các nhà đầu tư có thể xác định được thời điểm vào lệnh tương đối chính xác và đưa ra được chiến lược giao dịch cho mình.

Xem thêm: Scalp là gì? Những ưu và nhược điểm của Scalp trên thị trường tài chính
Cách sử dụng đường SMA trong Forex
Trong đầu tư Forex thì đường SMA được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên cách sử dụng đúng, hiệu quả đường SMA thì không phải ai cũng biết.
Sử dụng SMA như đường hỗ trợ, kháng cự động
SMA bám sát hành động giá, giúp nhà giao dịch xác định xu hướng đang diễn, đóng vai trò như một đường kháng cự và hỗ trợ động, cung cấp tín hiệu vào lệnh. Khi giá chạm vào SMA và bật lại, có thể vào lệnh.
Bước 1: Nhận định xu hướng đang diễn ra.
Bước 2: Xác định thời điểm vào lệnh.
Vào lệnh Buy khi giá giảm điều chỉnh chạm hỗ trợ SMA và bật lên, lệnh Sell khi giá tăng điều chỉnh giảm chạm SMA và bật lại.
Bước 3: Thực hiện lệnh
- Điểm vào lệnh: Vào lệnh Buy nếu nến tín hiệu màu xanh tại vùng hỗ trợ, lệnh Sell tại mức giá đóng cửa nếu nến đỏ trùng với vùng kháng cự động.
- Điểm cắt lỗ: Vào lệnh Buy tại điểm bên dưới vùng hỗ trợ động và vào lệnh Sell tại điểm bên trên vùng kháng cự động.
- Điểm chốt lời: Theo tỷ lệ R:R kỳ vọng hoặc tại mốc quan trọng của Fibonacci.
https://cdn.howtotradeblog.com/wp-content/uploads/2020/11/20201114/choi-forex-voi-1-duong-sma.jpg
Sử dụng việc giao cắt nhau của SMA
- Tín hiệu Buy khi các đường SMA giao cắt nhau hướng lên.
- Tín hiệu Sell khi các đường SMA giao cắt nhau hướng xuống.
Các đường SMA có độ trễ nhất định nên cần bám sát hành động giá để có thể đưa ra quyết định chính xác.
Kết hợp chỉ báo SMA với các chỉ báo khác
Nhà đầu tư có thể kết hợp SMA với các chỉ báo khác để tăng xác suất thành công như chỉ số sức mạnh RSI hoặc MACD, mô hình giá…. để hợp lưu tín hiệu.
Xem thêm: Scalp là gì? Những ưu và nhược điểm của Scalp trên thị trường tài chính
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây, 69 Invest đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về chỉ báo SMA là gì cũng như ý nghĩa của chỉ báo SMA trong việc phân tích kỹ thuật trên thị trường ngoại hối cùng những thông tin liên quan khác. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc có thể nắm vững những kiến thức đó, chọn ra cho mình chiến lược giao dịch phù hợp để có thể thu về kết quả cao nhất.