Chỉ số Dow Jones đã tăng hơn 300 điểm vào ngày thứ Hai (03/04), khi Phố Wall cho thấy được khả năng phục hồi dù việc cắt giảm sản lượng từ tổ chức OPEC+ có nguy cơ gây ra những lo ngại về lạm phát và suy thoái.

Kết thúc phiên giao dịch vào ngày thứ Hai, chỉ số Dow Jones tăng cụ thể 327 điểm (tương đương với 0.98%) lên thành 33,601.15 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến thêm 0.37% lên mức ,124.51 điểm. Đây chính là phiên leo dốc thứ 4 liên tiếp của hai chỉ số này. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite bị mất đi 0.27% còn lại 12,189.45 điểm.
Các thị trường đã dành phần lớn thời gian của mình trong phiên để hấp thụ các thông tin từ OPEC+, cụ thể, tổ chức này đang tiến hành cắt giảm 1.16 triệu thùng/ngày. Hợp đồng của dầu WTI tương lai tăng vọt 6.28% lên đạt 80.42 USD/thùng, và hợp đồng dầu Brent tương lai cộng thêm 6.31% lên thành 84.93 USD/thùng.
Triển vọng giá dầu tăng cao có thể gây ra thêm những bất ổn cho Phố Wall khi việc cắt giảm sản lượng diễn ra, theo như chiến lược gia năng lượng Stephen Ellis của Morningstar.
Tuy nhiên, Phố Wall cũng đang rũ bỏ những diễn biến mới nhất và nối dài tiếp chuỗi leo dốc thời gian gần đây. Cả 3 chỉ số chính đều tăng ngay trong quý đầu tiên, bất chấp cả tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng từ vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank vào hồi đầu tháng 3. Nasdaq Composite dẫn đầu quý 1 với mức leo dốc hơn 16.8%, còn S&P 500 vọt hơn 7% trong 3 tháng đầu tiên của năm, đánh dấu quý thứ 2 tăng liên tiếp. Dow Jones tuy thấp hơn nhưng vẫn cố gắng đạt được mức tăng 0.4% trong quý đầu tiên của năm.
Quỹ Energy Select Sector SPDR, theo dõi ngành năng lượng thuộc S&P 500, đã tiến thêm hơn 4%. Cổ phiếu Marathon Oil và Halliburton là những cổ phiếu hoạt động tốt nhất quỹ, lần lượt tăng vọt tương đương gần 9.9% và 7.7%.
Tuy nhiên, đà leo dốc này chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn do những yếu tố kinh tế vĩ mô mạnh mẽ hơn, cùng với nền kinh tế đang suy thoái bởi người tiêu dùng đang suy giảm rõ ràng, hoạt động cho vay trở nên khó khăn và sự không chắc chắn về chi phí năng lượng tăng trong khoảng thời gian nhất định cùng chính sách tiền tệ hạn chế sắp phá vỡ nhiều bộ phận hiện có của nền kinh tế.