Rất nhiều hoạt động kinh doanh quốc tế hiện này đòi hỏi phải có sự trợ giúp của tài trợ thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong bối cảnh kinh tế nước ta đang trên đà phát triển đi lên và ngày càng gắn kết với nhiều loại hình thương mại quốc tế thì việc sử dụng tài trợ thương mại ngày càng phổ biến hơn. Hãy cùng 69 Invest tìm hiểu ngay xem rốt cuộc tài trợ thương mại là gì ngay sau đây
Mục lục bài viết
Tài trợ thương mại là gì?
Tài trợ thương mại, tiếng Anh là Trade Finance. Nó là một hình thức khác của cho vay thương mại, có ý nghĩa quan trọng khi trở thành trung gian thanh toán giữa người mua và người bán trong hoạt động thương mại.
Tài trợ thương mại cho phép các nhà xuất khẩu và nhập khẩu có thể thực hiện giao dịch thông qua thương mại. Tài trợ thương mại là một thuật ngữ chung đề cập đến một loạt các sản phẩm tài chính khả thi mà các ngân hàng và công ty có thể sử dụng để tiến hành các giao dịch thương mại.

Xem thêm: Công cụ tài chính là gì? Các loại công cụ tài chính phổ biến
Cách thức hoạt động của tài trợ thương mại
Tài trợ thương mại có chức năng là giới thiệu các giao dịch cho bên thứ ba nhằm mục đích loại bỏ rủi ro thanh toán và cung ứng. Tài trợ thương mại cung cấp các khoản phải thu hoặc thanh toán cho nhà xuất khẩu dựa trên thỏa thuận trong khi với nhà nhập khẩu, tín dụng có thể được nới rộng tín dụng để có thể thực hiện các lệnh giao dịch.
Có rất nhiều các bên liên quan đến tài trợ thương mại, trong đó phải kể đến:
- Ngân hàng
- Công ty bảo hiểm
- Nhà xuất khẩu – nhà nhập khẩu
- Công ty tài trợ thương mại
- Các cơ quan, tổ chức tín dụng xuất khẩu và nhà cung cấp dịch vụ.
Khác với tài chính thông thường cũng như các hình thức phát hành tín dụng, tài trợ nói chung thường được sử dụng nhằm mục đích quản lý khả năng thanh toán và tính thanh khoản, tuy nhiên với tài trợ thương mại, việc phải xác minh rõ tính thiếu vốn hoặc khả năng thanh khoản kém của người mua là không bắt buộc. Thay vào đó, tài trợ thương mại sẽ được sử dụng để chống lại những rủi ro cố hữu có một không hai trong thương mại quốc tế, chẳng hạn như sự biến động của tiền tệ, tính chính trị bất ổn, các vấn đề về quỵt nợ hoặc mức độ tín nhiệm của một trong hai bên liên quan.
Tuy thương mại quốc tế đã tồn tại từ nhiều thế kỉ trước, nhưng tài trợ thương mại đã tự mở đường cho sự phát triển của chính nó. Việc tài trợ thương mại được sử dụng rộng đã góp phần mạnh mẽ vào sự tăng trưởng thương mại quốc tế.
Xem thêm: Long Short là gì? Chiến lược giao dịch với Long Short
Tài trợ thương mại giảm thiểu rủi ro như thế nào?
Bên cạnh tìm hiểu tài trợ thương mại là gì, chúng ta cũng cần phải biết ý nghĩa của nó như thế nào.Tài trợ thương mại có thể giúp giảm thiểu rủi ro khi thực hiện thương mại toàn cầu bằng cách cân bằng các nhu cầu khác nhau của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
Trong một tình huống cụ thể như sau: bên xuất khẩu yêu cầu bên nhập khẩu trả tiền trước cho một lô hàng để tránh rủi ro nhà nhập khẩu nhận có thể quỵt việc thanh toán lô hàng đó. Tuy nhiên, nếu nhà nhập khẩu thực sự trả tiền trước cho nhà xuất khẩu, thì có thể xảy ra chuyện nhà xuất khẩu nhận tiền thanh toán nhưng từ chối giao hàng cho nhà nhập khẩu.
Và giải pháp được sử dụng phổ biến cho vấn đề này là ngân hàng của bên nhập khẩu sẽ gửi thư tín dụng cho ngân hàng của bên xuất khẩu cho biết rằng nhà nhập khẩu sẽ hoàn thành việc thanh toán, ngay sau khi bên xuất khẩu xuất trình được chứng từ cho thấy lô hàng đã được giao tới nhà nhập khẩu.
Thư tín dụng sẽ bảo đảm rằng một khi ngân hàng nhận được bằng chứng chứng minh nhà xuất khẩu đã vận chuyển lô hàng, đồng thời cũng đã đáp ứng được các thỏa thuận trước đó, bên nhập khẩu ngay lập tức thanh toán cho bên xuất khẩu.

Với thư tín dụng, ngân hàng của người mua có trách nhiệm thanh toán cho người bán. Ngân hàng của người mua sẽ phải đảm bảo rằng người mua có đủ năng lực tài chính để cam kết thực hiện giao dịch. Ngoài ra, tài trợ thương mại cũng giúp các nhà xuất – nhập khẩu xây dựng được lòng tin với nhau, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
Xem thêm: Giá đóng cửa là gì? So sánh giữa giá đóng cửa và giá đóng cửa điều chỉnh
Những lợi ích mà tài trợ thương mại mang lại
Bên cạnh việc giảm thiểu rủi ro quỵt nợ và từ chối nhận hàng, tài trợ thương mại đã trở thành công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và cải thiện doanh thu.
Cải thiện dòng tiền và hiệu quả kinh doanh
Tài trợ thương mại giúp các công ty ổn định được nguồn tài chính để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cũng như là để mở rộng tín dụng trong nhiều trường hợp. Tài trợ thương mại cho phép các công ty nhận thanh toán bằng tiền mặt dựa vào các khoản phải thu nếu xảy ra trường hợp bao thanh toán.
Thư tín dụng có thể giúp các nhà xuất nhập khẩu tham gia các giao dịch thương mại và giảm thiểu rủi ro không nhận hàng hoặc không thanh toán. Nhờ vậy, dòng tiền được cải thiện vì ngân hàng của người mua đứng ra bảo đảm việc thanh toán và nhà nhập khẩu biết chắc rằng hàng hóa đang được vận chuyển tới.
Gia tăng doanh thu và thu nhập
Tài trợ thương mại cho phép các doanh nghiệp gia tăng các hoạt động buôn bán và doanh thu thông qua thương mại.
Ví dụ: một công ty của Hoa Kỳ bán hàng cho một công ty khác ở nước ngoài, nhưng vì một vài lý do tài chính, công ty Hoa Kỳ không thể hoàn thành đơn đặt hàng.
Tuy nhiên, thông qua hình thức tài trợ xuất khẩu hoặc sự trợ giúp từ các cơ quan tài trợ thương mại tư nhân hoặc chính phủ, nhà xuất khẩu có thể thực hiện đơn hàng đó. Chính vì thể, công ty Mỹ đã có được cơ hội làm ăn kinh doanh mà nó có thể sẽ không đạt được nếu không nhờ các giải pháp tài chính sáng tạo do tài trợ thương mại mang lại.
Giảm rủi ro khó khăn về tài chính
Nếu thiếu đi tài trợ thương mại, doanh nghiệp có thể bị tụt lại trong việc thanh toán dẫn đến việc mất đi khách hàng quan trọng. Có nhiều lựa chọn như việc xoay vòng các cơ sở tín dụng và bao thanh toán các khoản phải thu không những giúp các công ty thực hiện giao dịch quốc tế mà còn là chỗ dựa vững chắc cho chính họ trong những lúc gặp khó khăn về tài chính.
Xem thêm: Wire transfer là gì? Ưu, nhược điểm của wire transfer
Kết luận
Tóm lại, tài trợ thương mại dưới nhiều hình thức và loại hình đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, 69 Invest đã giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản nhất về tài trợ thương mại là gì, ý nghĩa cũng như những ví dụ về hoạt động này.