Take Profit là một trong 4 công cụ quan trọng giúp trader tự động cắt lỗ và chốt lời nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa thua lỗ. Vậy cụ thể Take profit là gì và dùng Take profit như nào cho hiệu quả thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Take Profit là gì?
Take Profit viết tắt là TP hay còn gọi là lệnh chốt lời, lệnh bổ sung đi kèm với các lệnh giao dịch chính của nhà đầu tư. Take Profit được đặt ở mức giá mà nhà đầu tư dự đoán giá sẽ chạm tới và phù hợp để chốt lời.
Khi thị trường đi đúng hướng kỳ vọng và chạm vào điểm chốt lời thì lệnh Take profit sẽ tự động đóng lại và nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận như mong muốn. Còn nếu giá đi ngược lại hướng hoặc không chạm đến điểm đặt thì lệnh không được khớp.
Các trader thông thường đặt lệnh Take Profit tại những vùng giá tranh chấp quan trọng hay chốt lời dựa vào công cụ Fibonacci hoặc đảm bảo tỷ lệ R:R.
Xem thêm: Đòn bẩy tài chính là gì? Phương pháp tính đòn bẩy tài chính
Tại sao cần phải đặt Take Profit?
-
Giúp trader quản lý lệnh tự động
Khi đặt Take Profit, các nhà đầu tư sẽ không cần phải ngồi trước màn hình máy tính hàng giờ để theo dõi biểu đồ giá và đợi đến lúc lợi nhuận đạt được như kỳ vọng rồi đóng lệnh. Công cụ Take P.rofit sẽ giúp nhà đầu tư tự động chốt lời, là khi giá chạm đến điểm đã đặt lệnh thì lệnh sẽ tự động khớp. Lúc đó thì giao dịch của trader sẽ diễn ra ngay để có thể thu được lợi nhuận đúng như kỳ vọng.
-
Hạn chế rủi ro bởi tâm lý giao dịch
Phần lớn nhà đầu tư không muốn đặt lệnh Take Profit vì muốn thu được lợi nhuận cao hơn. Khi thị trường biến động đúng xu hướng và chạm đến lợi nhuận kỳ vọng, nhiều nhà đầu tư không muốn chốt lời luôn mà “chờ thêm chút nữa” để kiếm thêm lợi nhuận. Nhưng ngay sau đó thị trường sẽ nhanh chóng đảo chiều khiến nhà đầu tư “từ lãi chuyển thành lỗ”.
Vì vậy, Take profit chính là giải pháp tối ưu trong trường hợp này giúp trader loại bỏ yếu tố tâm lý trong giao dịch.
-
Giúp trader quản lý vốn hiệu quả
Như ta đã biết thì Stop out và Call Margin là hai nỗi sợ hãi lớn nhất của nhà đầu tư khi giao dịch trên thị trường ngoại hối. Và đó chính là hậu quả của việc vào lệnh khi chưa nghiên cứu kỹ, không quản lý vốn tốt hay chính là do không cài đặt Stop Loss hoặc Take Profit. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro cho mình, trader nên tính toán khối lượng giao dịch và không được bỏ qua việc đặt cắt lỗ cũng như chốt lời.
Dựa vào 2 công cụ là Stop loss và Take profit, traders có thể dễ dàng tính toán số tiền mà mình có thể mất đi hoặc thu về sau mỗi giao dịch, từ đó có thể kiểm soát được nguồn vốn của mình.
Xem thêm: Sell limit là gì? Phương pháp sử dụng Sell limit hiệu quả
Cách đặt Take Profit hiệu quả trong forex
1. Đặt Take Profit theo công cụ phân tích kỹ thuật
Dựa theo Trendline và kênh giá
Khi thị trường có xu hướng tăng hoặc giảm, 2 đường trendline của giá đóng vai trò như các đường kháng cự và hỗ trợ quan trọng. Lúc này, nhà đầu tư có thể dựa vào mức kháng cự – hỗ trợ này để vào lệnh và chốt lời hiệu quả.
- Vào lệnh Mua khi giá chạm đường trendline bên dưới và đi lên, vào lệnh Bán khi giá chạm đường trendline bên trên và đi xuống.
- Stop loss: Điểm cắt lỗ ở đáy gần nhất đối với lệnh BUY và đỉnh gần nhất đối với lệnh SELL.
- Take Profit: Đặt điểm chốt lời là điểm cách điểm vào lệnh bằng khoảng cách từ đáy gần nhất đến đỉnh gần nhất trước đó.
Khi thị trường ở trong xu hướng đi ngang, nhà đầu tư sẽ đặt Take profit trùng với mức giá tại đường hỗ trợ đối với lệnh SELL, trùng với mức giá tại đường kháng cự đối với lệnh BUY.
Dựa theo mô hình giá
Ngoài việc là công cụ giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng thị trường, tìm điểm vào lệnh tiềm năng mà còn cung cấp cho trader tín hiệu chốt lời hiệu quả. Thông thường điểm đặt Take Profit sẽ cách điểm vào lệnh một đoạn bằng đúng chiều cao của các mô hình giá.
2. Đặt Take profit theo tỷ lệ R/R
Một trong những cách đặt Take Profit được cả trader theo trường phái phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản sử dụng đó là dựa theo tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận R:R.
- Rủi ro được đo bằng khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm đặt lệnh Stop loss.
- Lợi nhuận đo bằng khoảng cách từ điểm vào lệnh đến điểm đặt lệnh Take Profit.
Tỷ lệ R:R này phụ thuộc phần lớn vào chiến lược của từng nhà đầu tư và vào mức độ chấp nhận rủi ro cũng như kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người.
Đối với cách đặt take profit này, nhà đầu tư có thể dựa vào số pip đặt cho Stop Loss để tìm điểm đặt Take Profit cho hợp lý hoặc có thể tuân theo tỷ lệ R:R lớn hơn 1:2 hoặc 1:3.
3. Đặt Take profit theo Fibonacci
Khác với đặt chốt lời theo tỷ lệ R:R, đặt chốt lời theo tỷ lệ Fibonacci mở rộng sẽ có cơ sở, điểm tựa chắc chắn và do đó, xác suất thành công sẽ cao hơn. Dù là lệnh Mua hay lệnh Bán thì nhà đầu tư chỉ cần nhớ các cột mốc quan trọng của công cụ Fibonacci mở rộng là 78,6%, 100%, 168% hoặc 268%.
Việc đặt tại mức nào phụ thuộc vào kỳ vọng của nhà đầu tư và diễn biến của giá trên thị trường.
Xem thêm: Lệnh market là gì? Ưu và nhược điểm của lệnh market
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhưng không kém phần quan trọng về Take Profit là gì và dùng Take profit như thế nào cho hiệu quả. Hy vọng rằng các bạn đọc sẽ nắm được các kiến thức đó và có thể áp dụng vào chiến lược giao dịch của bản thân để tối ưu lợi nhuận.