TCO, viết tắt tiếng Anh của cụm từ tổng chi phí sở hữu là thuật ngữ khá phổ biến đối với các nhà đầu tư. Vậy cụ thể TCO là gì? Cùng 69 Invest tìm hiểu về tổng chi phí sở hữu qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1.TCO là gì?
TCO là viết tắt tiếng anh của cụm từ Total Cost of Ownership, có nghĩa là tổng chi phí sở hữu. TCO được hiểu là tất cả các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị, khởi động, mua bán và vận hành của một sản phẩm hay một khoản đầu tư. Việc đánh giá tổng chi phí sở hữu sẽ thể hiện bức tranh cụ thể hơn về giá trị sản phẩm qua thời gian.
Hay nói một cách khác, trong trường hợp người mua phải cân nhắc hàng loạt các lựa chọn để đưa ra quyết định mua hay không, họ không chỉ nhìn vào giá trị ngắn hạn của một mặt hàng mà còn phải nhìn vào giá trị dài hạn, hay còn gọi là tổng chi phí sở hữu. Về lâu dài, các mặt hàng được mua với tổng chi phí sở hữu thấp hơn sẽ có giá trị tốt hơn.

Cần lưu ý, tổng chi phí sở hữu (TCO) là giúp mọi người đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn thông qua các tính toán được thiết kế. Nguyên nhân là vì thay vì chỉ nhìn vào giá mua của một đối tượng, TCO xem xét chi phí một cách hoàn chỉnh từ việc mua bán sang việc sử dụng bao gồm cả chi phí dự kiến sẽ phát sinh trong suốt thời gian sử dụng sản phẩm, ví dụ như các chi phí về dịch vụ, sửa chữa và bảo hiểm. Như vậy, tổng chi phí sở hữu chính là yếu tố phân tích lợi ích chi phí.
Vậy tổng chi phí sở hữu phân tính những thành phần nào? Theo đó, có 3 thành phần chính được tổng sở hữu chi phí phân tích. Cụ thể, các thành phần được TCO phân tích là:
- Chi phí mua lại (Acquisition Costs): Chi phí này bao gồm chi phí thiết bị hoặc chi phí tài sản trước thuế. Chi phí mua lại được tính sau khi đã tính hoa hồng, giảm giá, ưu đãi mua hàng và chi phí lúc ký kết hợp đồng. Trong một vài trường hợp, chi phí mua lại cũng bao gồm thiết bị ngoại vi một lần hoặc nâng cấp cần thiết để cài đặt hoặc sử dụng tài sản.
- Chi phí vận hành: Chi phí vận hành bao gồm phí đăng ký hoặc các dịch vụ cần để đưa mặt hàng vào sử dụng với mục đích kinh doanh. Như vậy, chi phí vận hành bao gồm chi phí tiện ích, chi phí lao động điều hành trực tiếp và chi phí đào tạo ban đầu.
- Chi phí nhân sự: Chi phí nhân sự bao gồm các chi phí liên quan tới công tác hành chính, nhân viên hỗ trợ cho thiết bị, cơ sở chứa thiết bị và người vận hành và xử lý sự cố lao động, người bảo hành.
Vậy xác định tổng chi phí sở hữu qua những bước nào? Dưới đây là 5 bước xác định tổng chi phí sở hữu:
- Bước 1: Thành lập nhóm hoặc thu thập dữ liệu từ những người khác bao gồm người mua, người tiêu dùng cuối, chuyên gia kỹ thuật và chuyên gia về tài chính. Có thể thêm những đối tượng khác khi thích hợp.
- Bước 2: Xác định các quy tắc cơ bản và các giả định cần thiết.
- Bước 3: Xác định các lĩnh vực chi phí, bao gồm cả chi phí hiện tại và chi phí dự đoán ở tương lai liên quan tới việc mua, đầu tư.
- Bước 4: Xác định được phương pháp thích hợp để tính toán chi phí.
- Bước 5: Tính tất cả các chi phí liên quan và đưa ra quyết định dựa trên tính toán về tổng chi phí.
Xem thêm: AXS coin là gì? Tập hợp những điều cần biết về AXS coin
2.Tính chất của tổng chi phí sở hữu
Để hiểu thêm TCO là gì, chúng ta cần hiểu về tính chất của TCO (tổng chi phí sở hữu). Tổng chi phí sở hữu được các cá nhân và các công ty xem xét khi họ tìm mua tài sản và đầu tư vào các dự án vốn. Mặc dù, những chi phí của tổng chi phí sở hữu thường được chia thành từng khoản riêng biệt trên các báo cáo tài chính nhưng việc phân tích toàn diện về chi phí sở hữu là việc làm cần thiết và phổ biến trong mọi giao dịch kinh doanh.
Đối với các công ty, tổng chi phí sở hữu là vấn đề được sử dụng như một khuôn mẫu để phân tích các giao dịch kinh doanh. Nhìn vào tổng chi phí sở hữu chính là phương pháp đánh giá việc mua hàng ở góc độ rộng hơn, tiếp cận toàn diện hơn.
Trên thực tế, phân tích các giao dịch kinh doanh bao gồm cả giá mua ban đầu và tất cả các chi phí liên quan trực tiếp và gián tiếp. Mặc dù chi phí trực tiếp có thể được báo cáo dễ dàng nhưng các công ty thường tìm cách phân tích thêm tất cả các chi phí gián tiếp tiềm năng có thể có ảnh hưởng đáng kể trong việc quyết định giao dịch.

Ví dụ về TCO – Tổng chi phí sở hữu
Để nắm bắt TCO là gì một cách sâu sắc, chúng ta lấy ví dụ về tổng chi phí sở hữu.
- Ví dụ 1 – Tổng chi phí sở hữu khi đầu tư vào một hệ thống máy tính mới. Lúc này, chi phí bổ sung thường bao gồm việc cài đặt phần mềm mới, chi phí chuyển đổi, đào tạo nhân viên, chi phí bảo mật, lập kế hoạch khắc phục rủi ro, hỗ trợ liên tục và nâng cấp máy tính trong tương lai. Xác định được các chi phí này, công ty sẽ so sánh các ưu điểm và nhược điểm của việc mua hệ thống máy tính đối với lợi ích của công ty.
- Ví dụ 2 – Tổng chi phí sở hữu khi mua một chiếc xe hơi. Tổng chi phí sở hữu của một chiếc xe không chỉ là giá mua xe mà còn là các chi phí phát sinh thông qua việc sử dụng xe, chẳng hạn như chi phí sửa chữa, chi phí bảo hiểm và chi phí nhiên liệu. Việc phân tích tổng chi phí sở hữu rất hữu ích trong trường hợp so sánh một chiếc xe đã qua sử dụng với một chiếc xe đời mới.
Xem thêm: Sóng Elliott là gì? 5 điều cần biết về sóng Elliott
Kết luận
Như vậy, tổng chi phí sở hữu (TCO) là thuật ngữ quan trọng, đặc biệt là với những người mua hàng hoặc đầu tư. Để xác định được tổng chi phí sở hữu, cần biết được các thành phần TCO phân tích cũng như các bước xác định tổng chi phí sở hữu.
Trên đây là những thông tin mà 69 Invest đưa ra về TCO là gì cũng như cách xác định TCO. Hy vọng những thông tin này có hữu ích với các nhà đầu tư để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.