Ngày nay, các nhà đầu tư chuyên nghiệp thưởng sử dụng những công cụ phân tích kỹ thuật, biểu đồ và đồ thị để đưa ra dự đoán chính xác xu hướng thị trường. Từ đó đưa ra các quyết định giao dịch sao cho thu về lợi nhuận lớn nhất. Hình nêm là một trong những mô hình nến đem lại dự đoán gần đúng nhất giúp các “trader” chốt lãi cao. Bài viết sau của 69 Invest sẽ giúp các “trader” mới có cái nhìn tổng quan nhất về hình nêm.
Mục lục bài viết
Giới thiệu hình nêm
Trước hết để hiểu hình nêm trong forex là gì? Độc giả cần phải có cái nhìn chính xác nhất về biểu đồ nến. Mô hình nến là chuyển động về giá được hiển thị bằng đồ họa theo thời gian. Mỗi nến đại diện cho một khoảng thời gian nhất định, tùy thuộc vào khung thời gian mà nhà đầu tư lựa chọn.

Theo thuật ngữ phân tích kỹ thuật, mô hình nêm là một xu hướng thị trường thường được sử dụng trong tài sản giao dịch. Mô hình này đặc trưng cho phạm vi hợp đồng về giá cùng với xu hướng tăng ( mô hình nêm tăng) hoặc xu hướng giảm (mô hình nêm giảm).
Mô hình nêm xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm, dự báo khả năng đảo chiều hoặc tiếp diễn của xu hướng trước đó. Nhiều “trader” thường nhầm lẫn mô hình nêm với mô hình tam giác do hình dạng của chúng. Nhưng hai mô hình này lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Thông thường hình nêm được cấu tạo từ hai đường là hỗ trợ bên dưới và kháng cự bên trên. Chúng cùng dốc lên hoặc dốc xuống rồi hội tụ với nhau tại một điểm tạo thành hình cái nêm.
Xem thêm: Mô hình nến Nhật và một số phân loại phổ biến nhất hiện nay
Tìm hiểu về các loại hình nêm
Để có thể sử dụng được hiệu quả mô hình nêm trong quá trình giao dịch thì các nhà đầu tư cần phải có đầy đủ kiến thức về nó. Dưới đây là tổng hợp các thông tin mọi người cần nắm về hình nêm.
Hình nêm tăng
Mô hình nêm tăng là các dấu hiệu giảm giá khi phạm vị giao dịch thu hẹp theo thời gian nhưng có độ dốc rõ ràng hướng lên trên. Trái ngược với mô hình tam giác tăng dần, hai đường hỗ trợ và kháng cự cùng dốc lên, hội tụ tại một điểm chếch lên so với phần thân. Sau một xu hướng tăng hoặc giảm sẽ xuất hiện mô hình này nhưng khi giá bắt đầu phá vỡ khỏi mô hình, giá sẽ có xu hướng đi ngược lại với hướng nêm.

Hình nêm tăng thường diễn ra ở cuối xu hướng tăng mạnh và báo hiệu sự đảo ngược sắp đến. Tuy nhiên, hình nêm tăng cũng hay được hình thành ở giữa một xu hướng tăng mạnh. Trường hợp này, đường giảm giá ở cuối mô hình là sự tiếp tục cho một xu hướng giảm tiếp theo.
Hình nêm giảm
Hình nêm giảm là nghịch đảo của mô hình nêm tăng và luôn được xem là tín hiệu tăng giá. Hình nêm giảm sẽ có hai đường hỗ trợ và kháng cự cùng dốc xuống, giao nhau tại một điểm chếch xuống phía dưới của mô hình. Giá sẽ phá vỡ theo hướng ngược lại với hướng dốc của hình nêm.

Cũng giống như hình nêm tăng, mô hình nêm giảm phải có ít nhất 2 điểm tiếp xúc giữa giá với mỗi đường hỗ trợ và kháng cự. Hình nêm giảm thường là tín hiệu đảo ngược xảy ra ở cuối một xu hướng giảm mạnh. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xảy ra ở giữa xu hướng di chuyển.
Hình nêm mở rộng
Mô hình nêm mở rộng là trường hợp đặc biệt của mẫu hình nêm. Biên độ dao động của giá có xu hướng mở rộng dần từ trái sang phải. Không rõ xu hướng dốc lên hay dốc xuống của đường kháng cự. Thời điểm này, cả bên bán và bên mua đều có sự sụt giảm. Đây chính là tín hiệu của sự đảo chiều, giá có thể chuyển từ giảm sang tăng hoặc ngược lại.

Xem thêm: Mô hình nến Nhật và một số phân loại phổ biến nhất hiện nay
Đơn giản hóa mô hình nêm
Mẫu hình nêm chính là kết quả của sự hợp nhau theo sau một xu hướng. Nhưng trái với mô hình tam giác, chúng chỉ ra dấu hiệu của sự suy giảm của thị trường thay vì xu hướng tăng mạnh. Khi một hình nêm bị phá vỡ, chúng thường đảo ngược chiều thị trường, tạo ra một xu hướng mới.

Xem thêm: Mô hình nến Nhật và một số phân loại phổ biến nhất hiện nay
Kết luận
Mẫu hình nêm là một thuật ngữ khá khó hiểu đối với các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường ngoại hối. Qua bài viết về hình nêm, 69 Invest đã cung cấp cái nhìn tổng quan cho các nhà đầu tư về mô hình này. Hy vọng những kiến thức trên mang lại nhiều lợi ích cho các nhà giao dịch.