Thư bảo đảm là khái niệm khá mới mẻ. Vậy cụ thể Thư bảo đảm là gì? Cùng 69 Invest tìm hiểu về Thư bảo đảm và những điều cần biết về Thư bảo đảm qua bài viết dưới đây.
1.Thư bảo đảm là gì?
Thư bảo đảm, trong tiếng Anh là Letter of Guarantee, hay còn được gọi là thư bảo lãnh được định nghĩa là một loại hợp đồng do ngân hàng phát hành và nhân danh khách hàng giao kết hợp đồng mua hàng từ các nhà cung cấp.
Hiểu đơn giản hơn, Thư bảo đảm cho nhà cung cấp nhận thức được họ sẽ được thanh toán, kể cả trường hợp khách hàng của ngân hàng vỡ nợ.
Vậy làm sao để có Thư bảo đảm? Theo đó, để sở hữu một Thư bảo đảm, khách hàng cần đăng ký, tương tự như đăng ký khoản vay nào đó. Trong trường ngân hàng cảm thấy đáp ứng được với những rủi ro có thể gặp phải, ngân hàng sẽ trả lại khách hàng bằng lá thư với một khoản phí hàng năm.
Dưới đây là những điều cần biết về thư bảo đám:
- Thư bảo đảm là loại hợp đồng do ngân hàng phát hành. Nhờ đó, nhà cung cấp sẽ được thanh toán ngay cả khi khách hàng vỡ nợ.
- Một ngân hàng có thể phát hành Thư bảo đảm thay mặt cho người thực hiện bảo đảm sở hữu tài sản cơ bản và ngân hàng sẽ cung cấp chứng khoán cơ sở trong trường hợp lệnh gọi được thực hiện.
- Thư bảo đảm thường được sử dụng khi một bên trong giao dịch không chắc chắn bên còn lại có thể đáp ứng nghĩa vụ tài chính của họ.
- Thư bảo đảm được sử dụng trong nhiều tình huống kinh doanh, tài trợ từ một tổ chức tài chính hoặc các tờ khai trong quá trình xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý, Thư bảo đảm có thể không bao gồm toàn bộ số nợ. Ví dụ, một Thư bảo đảm trong một đợt phát hành trái phiếu có thể đảm bảo trả lãi hoặc trả gốc, nhưng không phải trả cả gốc và lãi.
Xem thêm: NEAR coin là gì? Những thông tin cần biết về NEAR coin
2. Nội dung của Thư bảo đảm gồm những vấn đề gì?
Thông thường, một Thư bảo đảm bao gồm các nội dung sau đây:
- Họ tên, địa chỉ, liên lạc… của các bên tham gia
Những bên tham gia vào hợp đồng bảo đảm bao gồm những đối tượng sau: Người được bảo đảm; người thụ hưởng; Ngân hàng phát hành; Ngân hàng thông báo (nếu có); Ngân hàng chỉ thị (nếu có).
Cần lưu ý, trong nội dung Thư bảo đảm, họ tên, địa chỉ… của các bên tham gia phải là tên và địa chỉ kinh doanh, phải ghi rõ ràng, đầy đủ và chính xác. Bất cứ sự mơ hồ, ẩn ý hoặc nhầm lẫn nào cũng có thể dẫn đến hậu quả rủi ro sau này.
- Dẫn chiếu hợp đồng gốc
Thông thường mỗi loại bảo đảm nhằm vào loại rủi ro nhất định và do nội dung của hợp đồng gốc quyết định. Tên gọi của bảo đảm luôn thống nhất với nội dung hợp đồng gốc. Vì vậy, Thư bảo đảm bao giờ cũng có phần dẫn chiếu số hiệu và giá trị của hợp đồng gốc.
- Số tiền bảo đảm
Lưu ý, số tiền bảo đảm phải ghi cả bằng số và bằng chữ một cách thống nhất với nhau. Bên cạnh đó, vì số tiền bảo đảm là số tiền tối đa mà ngân hàng thanh toán cho người được thụ hưởng cho nên người thụ hưởng không được bồi thường cao hơn mức bảo đảm tối đa của ngân hàng.
- Các điều kiện thanh toán
Các điều kiện thanh toán trong Thư bảo đảm có thể là bảo đảm thanh toán vô điều kiện, bảo đảm có điều kiện. Trước khi thanh toán, ngân hàng cần kiểm tra tính xác thực của các chứng từ liên quan.
- Thời hạn hiệu lực
Thời hạn hiệu lực của Thư bảo đảm là khoảng thời gian mà ngân hàng phát hành cam kết thanh toán bất cứ thời điểm nào cho người thụ hưởng khi xuất trình đủ các điều kiện thanh toán. Trong trường hợp quá thời hạn hiệu lực, ngân hàng phát hành được miễn trách nhiệm bồi thường.
- Địa điểm phát hành và hết hạn hiệu lực
Trên thực tế, nơi phát hành bảo đảm ở đâu thì hết hiệu lực ở chính nơi đó. Địa điểm phát hành cần được quy định cụ thể và rõ ràng. Ví dụ, trong bảo đảm gián tiếp, ngày hết hạn hiệu lực là ngày cuối cùng người thụ hưởng được phép xuất trình yêu cầu đòi tiền cho ngân hàng phát.
Kết luận
Như vậy, Thư bảo đảm là một loại hợp đồng do ngân hàng phát hành và nhân danh khách hàng giao kết hợp đồng mua hàng từ các nhà cung cấp. Nhờ Thư bảo đảm mà nhà cung cấp biết rằng họ vẫn được thanh toán sòng phẳng ngay cả khi khách hàng của ngân hàng gặp rủi ro, thậm chí vỡ nợ.
Trên đây là những thông tin cần biết về Thư bảo đảm là gì cũng như những nội dung cần phải có trong Thư bảo đảm. Cần lưu ý, các ngân hàng sẽ tính phí hàng năm cho dịch vụ Thư bảo đảm. Phí này thường là tỷ lệ phần trăm của số tiền ngân hàng có thể nợ nếu khách hàng của họ không không thể hoàn trả được nợ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các khách hàng nắm bắt được kiến thức về Thư bảo đảm để từ đó tự tin hơn khi cần vốn đầu tư.