Bên cạnh các chỉ số như GDP, sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ thì việc quan sát chỉ số ebitda cũng sẽ đem lại cái nhìn tổng quát cho nhà đầu tư khi chốt lệnh. Vậy hãy cùng 69 Invest khám phá xem ebitda là gì và cách tính ebitda như thế nào nhé?
Mục lục bài viết
Ebitda là gì?
Ebitda là chỉ số tài chính phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp trước khi trừ đi chi phí lãi vay, khấu hao và thuế thu nhập doanh nghiệp. Ebitda trong tiếng Anh có nghĩa là Earning before interest, taxes, depreciation and amortization. Nó mang ý nghĩa là lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay.

Chỉ tiêu này là thước đo hiệu quả cho hoạt động tài chính tổng thể. Depreciation trong ebitda có nghĩa là khấu hao của tài sản cố định hữu hình. Hao mòn hữu hình là sự suy giảm về giá trị sử dụng kéo theo đó là sự giảm dần giá trị của tài sản cố định.
Amortization trong ebitda là khấu hao của tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình.
Cách tính ebitda như thế nào?
Công thức tính ebitda như sau:
Ebitda = lợi nhuận sau thuế + thuế TNDN + chi phí lãi vay + Khấu hao
Trong đó lợi nhuận sau thuế là khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế chính là doanh thu trừ đi tổng chi phí và thuế phải nộp cho nhà nước.

Thuế TNDN chính là thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là loại thuế thu trực tiếp trên phần thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.
Chi phí lãi vay là khoản chi phí phát sinh khi doanh nghiệp đi vay để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí này có thể bao gồm: lãi tiền vay ngắn hạn, dài hạn,…
Khấu hao tài sản chính là sự phân bổ dần giá trị tài sản cố định vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất cố định sau khi hết thời gian sử dụng
Xem thêm: Top những bí quyết để thiết kế logo online hấp dẫn, hiệu quả
Các lưu ý khi sử dụng chỉ số ebitda

Bên cạnh những lợi ích mà chỉ số ebitda mang lại thì chúng ta cần phải lưu ý một số điều như sau để tránh dẫn đến những quyết định sai lầm. Nhà đầu tư chỉ nhìn vào chỉ số ebitda để đánh giá doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn nhầm lẫn. Từ đó bị thất thoát lợi nhuận. Vậy những điều cần lưu ý khi sử dụng chỉ số ebitda như sau:
Không thể thay thế chỉ số ebitda cho dòng tiền
Chỉ số ebitda bỏ qua chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, không có doanh nghiệp nào có thể hoạt động mà không sử dụng chỉ số lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lạm dụng chỉ số ebitda có thể dẫn đến sai lệch chi phí lãi vay
Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng ta có thể xem xét một ví dụ sau: Một doanh nghiệp tạo ra mức lợi nhuận sau thuế là 200 triệu đồng, chi phí lãi vay phải trả là 210 triệu đồng, chi phí khấu hao là 100 triệu. Nếu chỉ xem xét 3 chỉ số trên thì có thể thấy rằng ebitda của doanh nghiệp là 310 triệu đồng và công ty này có thể chi trả chi phí lãi vay.

Tuy nhiên, thực tế, các thiết bị máy móc thì không phải lúc nào cũng vận hành trơn tru mà còn cần bảo trì, sửa chữa và nâng cấp. Vì vậy doanh nghiệp đang vấp phải khó khăn kinh doanh, khó có thể thanh toán các khoản chi phí lãi vay.
Bỏ qua chất lượng của lợi nhuận ròng là điều không nên
Chỉ số ebitda có thể bị tác động với các mánh khóe trong kế toán nhằm đánh lừa các nhà đầu tư trong quá trình tính toán. Vì vậy các nhà đầu tư không nên quá phụ thuộc vào chỉ số ebitda mà còn cần kết hợp với các yếu tố khác để đánh giá một doanh nghiệp.
Chỉ số ebitda hạ thấp giá trị của doanh nghiệp
Một điểm hạn chế của chỉ số ebitda chính là nó có thể khiến giá trị của doanh nghiệp giảm đi so với thực tế. Điều này xảy ra khi các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến bội số của ebitda mà bỏ qua số liệu về thu nhập thuần của doanh nghiệp.
Xem thêm: CHỨNG KHOÁN SỤT GIẢM, LỢI NHUẬN TRÁI PHIẾU HOA KỲ TĂNG & SỐ LƯỢNG VIỆC LÀM LỚN
Kết luận
Bài viết trên chính là chia sẻ của 69 Invest về thông tin cơ bản và cách tính ebitda. Hi vọng là với những kiến thức trên, các nhà đầu tư có thể tận dụng thấu đáo và đưa ra các quyết định đúng đắn nhất.