Bảo lãnh ngân hàng là việc cam kết thực hiện nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng với khách hàng. Đây là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ về khái niệm này. Bài viết hôm nay của 69 Invest sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản về bảo lãnh ngân hàng là gì và các loại phổ biến của nó.

Bảo lãnh là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bên được bảo lãnh. Theo điều 335 BLDS 2015 thì điều này xảy ra nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Bảo lãnh ngân hàng là gì? Đây là hình thức cấp tín dụng, trong đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết. Khách hàng sẽ phải nhận nợ và hoàn trả lại cho tổ chức tín dụng theo những gì đã thoả thuận.
Xem thêm: Một số tên tuổi lớn nhất của Phố Wall bị ảnh hưởng bởi sự lao dốc của Doanh nghiệp Adani
Mục lục bài viết
Những đặc điểm của việc bảo lãnh ngân hàng là gì?
Dưới đây là một vài đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng, cụ thể như:
- Là một giao dịch kép, thương mại đặc thù.
- Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh vô điều kiện.
- Tổ chức, đoàn thể đứng ra bảo lãnh có tư cách là nhà kinh doanh ngân hàng.
- Giao dịch có hệ quả tạo lập giữa hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh. Nó có liên quan chặt chẽ nhưng lại độc lập về quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể với nhau.
- Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ, từ việc cam kết bảo lãnh đến việc người hay tổ chức được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đều phải bằng văn bản.
Xem thêm: Quý 4 lãi kỷ lục, CP1 vẫn không thể hoàn thành mục tiêu năm 2022
Các loại bảo lãnh ngân hàng phổ biến hiện nay
Trên thị trường ngày nay có rất nhiều những loại bảo lãnh ngân hàng khác nhau, có thể theo mục đích sử dụng hay theo đối tượng. Mỗi loại cũng bao gồm nhiều nhánh nhỏ bên trong. Nắm được các loại bảo lãnh cũng là điều giúp mọi người hiểu rõ hơn bảo lãnh ngân hàng là gì?
Bảo lãnh ngân hàng theo mục đích
Ở loại hình bảo lãnh này được chia ra thành 7 loại hình cơ bản. Cụ thể được liệt kê bên dưới đây:
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Đây là loại bảo lãnh được dùng phổ biến nhất với ưu điểm thực hiện độc lập bảo lãnh trong quá trình mua bán hoặc dự thầu. Loại hình này được tổ chức tín dụng phát cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết.
- Bảo lãnh dự thầu: Mục đích của bảo lãnh dự thầu là bảo đảm người dự thầu không rút lui hoặc thay đổi ý định khi đã trúng thầu. Trong trường hợp vi phạm quy định dự thầu mà không nộp đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.

- Bảo lãnh thanh toán: Bảo lãnh này được thực hiện trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hóa trả chậm. Tức là người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số tiền theo hợp đồng. Lúc này, ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay cho người mua.
- Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: Trong lĩnh vực xây lắp để bảo hành cho các công trình. Ngân hàng phát hành cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm khách hàng thực hiện đúng các khoản thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm. Khách hàng sẽ bị phạt theo hợp đồng nếu không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền phạt cho bên nhận bảo lãnh.
- Bảo lãnh hoàn lại thanh toán: Cho bên nhận bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký.
- Bảo lãnh trực tiếp: Đây là loại hình đơn giản nhất, thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa 3 bên trong quan hệ bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh cam kết thanh toán trực tiếp với người hưởng thụ không cần qua ngân hàng trung gian.

- Bảo lãnh gián tiếp: Đây là loại hình mà ở đó người được bảo lãnh có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành đưa ra cam kết bảo lãnh chuyển cho người thụ hưởng qua một cam kết đối ứng.
Bảo lãnh ngân hàng theo đối tượng
Bên cạnh bảo lãnh ngân hàng là gì? Các loại bảo lãnh ngân hàng theo mục đích thì còn có bảo lãnh phân theo đối tượng. Loại bảo lãnh này được phân thành 2 loại như sau:
- Bảo lãnh trong nước: Đối tượng tham dự bảo lãnh trong cùng một quốc gia qua các hình thức như Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước….
- Bảo lãnh ngoài nước: Một trong hai bên tham dự khác quốc gia. Loại hình này thường sử dụng trong các hình thức như mở thư tín dụng mua hàng trả chậm, Ký bảo lãnh trên hối phiếu nhận nợ với nước ngoài, Phát hành thư bảo lãnh hay lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ.

Xem thêm: 161.000 cổ đông Hòa Phát (HPG) chuẩn bị đi họp ĐHCĐ cuối tháng 3/2023
Phí bảo lãnh ngân hàng là gì?
Phí bảo lãnh là chi phí người được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng. Phí này phải đảm bảo bù đắp các chi phí bỏ ra của ngân hàng, bao gồm cả các rủi ro mà ngân hàng có thể phải chịu. Nếu xét bảo lãnh dưới góc độ sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh là giá của hàng hóa đó. Ngoài ra còn có phí bảo lãnh được tính bằng số tuyệt đối hoặc trên cơ sở tỷ lệ.
Xem thêm: Các nhà môi giới tương tác báo cáo lượng DART giảm 21% so với cùng kỳ tháng 12 năm 2022
Kết luận
Như vậy, bài viết trên của 69 Invest đã phần nào giới thiệu đến bạn bảo lãnh ngân hàng là gì và các loại bảo lãnh phổ biến có trên thị trường hiện nay. Hy vọng với lượng kiến thức đó, bạn sẽ hiểu được và áp dụng linh hoạt vào những dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của mình.