Trong bất kỳ hoạt động đầu tư kinh doanh nào đều phải có sự xuất hiện của vốn kinh doanh. Đây là loại vốn có những điểm đặc trưng cụ thể và được dùng để phân biệt với những hình thức vốn khác dựa trên những đặc tính khác nhau. Loại vốn này sẽ được có những nhóm khác nhau và có vai trò quan trọng trong việc kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy vốn kinh doanh là gì? Có những loại vốn kinh doanh nào? Cùng 69 Invest tìm câu trả lời qua bài bên dưới đây!
Mục lục bài viết
Vốn kinh doanh là gì?
Vốn kinh doanh là gì? Đây là khối lượng giá trị được tạo lập và đưa vào kinh doanh với mục đích sinh lợi. Theo đó, vốn kinh doanh có thể là tài sản, phương tiện hay các yếu tố vật chất khác như tiền vàng, máy móc, thiết bị, nhà xưởng hay nguyên vật liệu,… mà một doanh nghiệp cần phải có để có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vấn đề về vốn luôn là tiền đề để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ diễn ra sôi nổi hiện nay nên vốn kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vốn kinh doanh được coi là nhân tố đầu vào, đồng thời cũng là nhân tố ảnh hưởng tới kết quả phân phối thu nhập đầu ra. Do đó mà không thể thiếu được trong quá trình hoạt động.

Đặc điểm vốn kinh doanh là gì?
Vốn kinh doanh là gì? Đây là loại vốn mang nhiều điểm đặc trưng và khác biệt với những điểm nổi bật:
- Loại vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu chính yếu là có thể tích lũy và sinh lợi nhuận.
- Vốn được hình thành trước rồi mới có các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chỉ được này chỉ được sử dụng trong 1 chu kỳ, hết chu kỳ thì phải tiến hành thu hồi và chuẩn bị cho một chu kỳ mới.
- Nếu như vốn kinh doanh bị mất thì tức là doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Vai trò của vốn kinh doanh là gì?
Qua phần bên trên, chắc hẳn đã nắm được vốn kinh doanh là gì và vai trò đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Nổi bật như:
- Vốn kinh doanh có vai trò tiên quyết trong việc hình thành và thực hiện các hoạt động của một doanh nghiệp. Đồng thời, nhà nước sẽ dựa trên nguồn vốn này để chia thành các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.
- Nếu một doanh nghiệp muốn vận hành và phát triển bền vững thì phải có được vốn kinh doanh. Ví dụ như để có thể vận hành, đi vào sản xuất thì cần phải có nhân công, nguyên liệu, thiết bị. Mà để có được những thứ đó thì phải dùng đến nguồn tiền từ vốn kinh doanh. Nếu không thì doanh nghiệp đó chắc chắn không thể tiến hành được bất kỳ hoạt động nào để duy trì.
- Việc kinh doanh luôn có những sự biến đổi về cơ sở vật chất ở mức độ nhất định. Chỉ khi nào doanh nghiệp có đủ vốn thì các chủ doanh nghiệp mới có thể dựa vào đó để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả. Như các quyết định về cải tiến máy móc, thiết bị hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để cạnh tranh.
- Nguồn vốn kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và đặt nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Chính vì thế mà doanh nghiệp nói chung và các nhà lãnh đạo nói riêng phải biết cách quản lý nguồn vốn kinh doanh hiệu quả nhất.
Xem thêm: Hedging là gì? Chiến lược giảm thiểu rủi ro trong Forex
Phân loại vốn kinh doanh
Ngoài khái niệm vốn kinh doanh là gì thì những nhà đầu tư cũng cần phải nắm được cách thức phân loại của vốn. Vốn kinh doanh được phân loại trên nhiều tiêu chí khác nhau. Theo từng cách phân loại mà có những thành phần khác nhau.
Dựa vào đặc điểm luân chuyển nguồn vốn
Vốn cố định là giá trị cố định của các loại tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng kéo dài qua nhiều chu kỳ của doanh nghiệp. Vốn lưu động biểu hiện bằng tài sản ngắn hạn. Đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu chi phối bởi tài sản ngắn hạn.
Dựa vào nguồn vốn hình thành
Chắc hẳn chúng ta đã nghe nhiều đến vốn chủ sở hữu và vốn góp? Đây là những loại vốn kinh doanh được phân theo nguồn gốc hình thành. Cụ thể cùng tìm hiểu dưới đây:
- Vốn chủ sở hữu: phần vốn do chính chủ sở hữu của doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
- Vốn góp: khoản vốn góp vốn ban đầu do những người cùng sáng lập tạo nên.
- Vốn hình thành từ lợi nhuận không chia: Khi doanh nghiệp kinh doanh thì số vốn ban đầu sẽ cho ra lợi nhuận. Nếu như doanh nghiệp không chia phần lợi nhuận đó và mang đi tái đầu tư thì cũng tính là một phần của vốn kinh doanh.
- Vốn hình thành thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu: Các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn cho công ty thì số tiền thu về cũng được coi là vốn kinh doanh.
- Vốn có từ những khoản vay: Doanh nghiệp khi vay tiền ngân hàng hay các tổ chức tín dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì cũng thuộc vốn kinh doanh của công ty.

Dựa vào đặc điểm của chu chuyển của nguồn vốn
Ngoài những loại vốn kể trên, còn có vốn dựa vào đặc điểm của chu chuyển nguồn như vốn cố định hay vốn lưu động:
- Vốn cố định: được hình thành nhằm mua các tài sản cố định cho công ty. Phần tài sản này thường được dùng cho các công việc sản xuất. Nếu nguồn vốn cố định có quy mô càng lớn thì những loại tài sản cố định có quy mô sẽ càng lớn còn tài sản cố định lại quyết định sự chu chuyển của nguồn vốn.
- Vốn lưu động: dùng để vận hành những tài sản lưu động, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra bình thường. Những loại tài sản ngắn hạn như tiền mặt thì được xem là vốn lưu động. Bên cạnh đó, các khoản tiền phải thu và hàng tồn kho cũng được tính là một loại vốn lưu động.
Dựa vào quan hệ sở hữu
Nguồn vốn sở hữu là nguồn vốn được hình thành từ một hoặc nhiều chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đây là loại vốn hình thành từ đầu và được bổ sung thêm trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp.
Nguồn vốn nợ phải trả là nguồn vốn hình thành từ việc đi vay khác như các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức tài chính tín dụng, tài sản chờ xử lý, các khoản chưa thanh toán.
Dựa theo thời gian huy động và sử dụng vốn
- Vốn thường xuyên: loại vốn dùng dài hạn vào ít nhất một năm hoạt động.
- Nguồn vốn tạm thời: nguồn vốn được dùng trong một khoảng thời gian ngắn hạn, phục vụ các hoạt động có tính chất tạm thời hoặc vô tình phát sinh.

Xem thêm: Bollinger bands là gì? Cách sử dụng nó như thế nào?
Các hình thức huy động vốn kinh doanh của chủ thể
Đơn giản nhất để có được vốn là chọn dùng tiền của chủ sở hữu. Tuy nhiên nguồn vốn này có hạn và các công ty cần phải tìm thêm những các huy động được thêm nguồn vốn này. Việc huy động được vốn kinh doanh sẽ góp phần giúp cho chủ doanh nghiệp có nhiều tiền hơn cho các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Các hình thức huy động vốn kinh doanh của các chủ thể hiện nay thường được áp dụng như nguồn vốn từ chủ sở hữu như vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia và vốn từ việc phát hành các cổ phiếu. Một vài chủ thể khác thì thực hiện huy động vốn qua việc vay nợ từ ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng hay phát hành trái phiếu.
Mỗi loại hình chủ thể khác nhau sẽ có những hình thức huy động vốn khác nhau.
- Doanh nghiệp nhà nước huy động từ vốn đầu tư trực tiếp của Nhà nước, của công ty mẹ.
- Công ty cổ phần thì huy động vốn từ việc phát hành các cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ,…
- Công ty TNHH, công ty hợp doanh thì huy động từ những người có cam kết góp vốn vào công ty.
Xem thêm: Coincheck là gì? Tổng hợp những thông tin từ A tới Z về sàn Coincheck
Cách để nâng cao vốn kinh doanh hiệu quả
Bên cạnh việc nắm được định nghĩa, khái niệm vốn kinh doanh là gì thì một phần không kém quan trọng là những cách để nâng cao được mức vốn này. Hoạt động của doanh nghiệp nhằm mang lại lợi nhuận qua quá trình sản xuất kinh doanh. Mức độ thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ba yếu tố nổi bật nhất gồm có khả năng cung ứng tích lũy, đổi mới sử dụng vốn, trình độ quản lý và thị trường. Kinh doanh ngày nay là sự tập hợp của ba thế lực: Nhà kinh doanh, khách hàng và các nhà khoa học.
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận, quyền lợi, mục đích cao nhất của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc nâng cao lợi nhuận.
Do sự tác động của cơ chế thị trường có điều tiết của nhà nước. Kinh tế thị trường theo đuổi mục đích lớn là lợi nhuận ngày càng cao. Tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh là vốn, vốn kinh doanh phải có khả năng sinh lời. Nếu thiếu vốn thì mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ngưng trệ, đặc biệt trong trường hợp không còn có sự cứu trợ của Nhà nước.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa quan trọng với quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Người định đoạt số phận của doanh nghiệp chính là thị trường, nhà nước. Nếu sử dụng đồng vốn hiệu quả thì việc đáp ứng nhu cầu thị trường là điều không khó khăn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một nội dung cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì điều kiện tiên quyết là phải xem xét vấn đề chất lượng, mẫu mã sản phẩm,… Bên cạnh đó phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất.
Tình hình chung trong các doanh nghiệp hoạt động ở nước ta thì hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh chưa cao, thậm chí có dấu hiệu suy giảm. Năm 1995, một đồng vốn của nhà nước tạo ra 3.46 đồng doanh thu và 0.19 đồng lợi nhuận. Đến năm 2000, các tỉ lệ tương ứng chỉ còn là 2.9 và 0.14, trong đó, số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là 17%, số doanh nghiệp làm ăn thực sự có hiệu quả chỉ chiếm khoảng 21%.
Xem thêm: Những mặt hàng dễ kinh doanh nhất hiện nay mà bạn nên biết
Kết luận
Vốn kinh doanh là gì? Đây là một trong những yếu tố đóng vai trò và mức độ ảnh hưởng vô cùng to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ có nguồn vốn kinh doanh này mà các công ty mới có thể vận hành một cách có hiệu quả. Trên đây, bài viết là những thông tin đã được chọn lọc, phân tích nhằm giúp các bạn nắm rõ hơn về vốn kinh doanh là gì cùng những loại vốn kinh doanh phổ biến hiện nay.