VSA là một phương pháp phân tích chỉ dành cho những chuyên gia vì cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt nhưng lại vô cùng hiệu quả. Chính vì vậy mà đây được coi là một trong những phương pháp phân tích chỉ dành riêng cho những chuyên gia. Vậy cụ thể VSA là gì? Cách giao dịch hiệu quả với VSA như thế nào thì hãy cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Tìm hiểu VSA là gì?
VSA (Volume Spread Analysis) là gì, đây là phương pháp dựa vào mối quan hệ cung cầu của cổ phiếu trên thị trường. Để phân tích sự biến động và từ đó đưa ra dự đoán về xu hướng thị trường.

Phương pháp VSA dự đoán xu hướng dựa trên khối lượng, độ dài thân nến và mức giá đóng cửa vì biến động trên thị trường. Đây là sự mất cân bằng cung cầu do nhu cầu mua hoặc bán cổ phiếu của những nhà đầu tư lớn sẽ tạo ra sự biến động mạnh về cung cầu.
Xem thêm: VCP là gì? Những vấn đề cần biết về VCP trong chứng khoán
Các thành phần của VSA là gì?
Phương pháp giao dịch VSA có nhiều thành phần với những biến số và đặc điểm khác nhau. Cụ thể VSA gồm 3 thành phần và cũng là 3 biến số chính. Phần dưới đây sẽ đề cập với bạn những thông tin.
Khối lượng giao dịch VSA là gì?
Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên, giúp xác định cung cầu hiện tại của cổ phiếu. Thông thường thị trường sẽ tăng giá với khối lượng giao dịch cao, nhưng giá vẫn có thể giảm hoặc đi ngang với cùng khối lượng đó. Chứng tỏ vẫn còn có một vài biến số khác tác động đến xu hướng.
Có 2 mức khối lượng:
- Khối lượng cao hơn trung bình: là mức cao hơn khối lượng trung bình nhưng thấp hơn đỉnh trước đó, thường được lựa chọn là đường MA(20).
- Khối lượng siêu cao: là đỉnh cao nhất trong khoảng thời gian đang xem xét từ những phiên trước đó.

Chênh lệch giá của VSA là gì?
Là sự chênh lệch giữa mức giá mở cửa và mức giá đóng cửa hay chính là độ dài của thân nến. Mức chênh lệch giá này phản ánh diễn biến cung cầu trong phiên giao dịch. Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là Spread ở đây không phải là chỉ sự chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask.
Giá đóng cửa
Là mức giá cuối cùng được giao dịch trong một phiên. Khi phân tích kết hợp giá đóng cửa với hai yếu tố khối lượng giao dịch và chênh lệch giá. Điều này sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ trong việc phân tích giá trên thị trường.
Phương pháp giao dịch với VSA là gì?
Xoay quanh phương pháp VSA thì có rất nhiều những phương pháp và khía cạnh, cách thức giao dịch. Bài viết dưới đây sẽ chỉ giới thiệu 2 ứng dụng chính của VSA
Dấu hiệu tăng giá (Sign Of Strength): Cầu > Cung
Dấu hiệu tăng giá SOS thường xảy ra khi có sự cạn kiệt của nguồn cung sau một đợt giảm giá kéo dài trên thị trường. Lúc này, nhiều nhà đầu tư xác định được mức giá hợp lý và bắt đầu nhảy vào thị trường mua. Từ đó đã tạo nên lực cầu cho cổ phiếu và trở thành dấu hiệu tăng giá.
Cao trào bán (Selling Climax)
Mẫu hình Selling Climax gồm một nến giảm, thân nến dài hay độ lệch spread lớn. Giá đóng cửa thấp hơn đáy trước đó, râu nến dưới dài cho thấy thị trường từ chối giá xuống. Cao trào bán xuất hiện sau một xu hướng giảm trước đó và tăng tốc dần về cuối cùng với khối lượng lớn.

Lực đẩy xuống (Down Thrust)
Mẫu hình Lực đẩy xuống gồm một nến Pin bar đảo chiều tăng. Khối lượng cao hơn trung bình trong trường hợp lực cầu được đẩy lên cao một cách đột ngột khiến cho mức giá đóng cửa đảo chiều có dấu hiệu tăng.
Nến không có nguồn cung (No Supply Bar)
Mẫu hình No Supply Bar gồm 1 nến giảm có thân nến ngắn, chênh lệch giá thấp, khối lượng thấp hơn 2 cây nến trước đó. Mô hình nến này thường xuất hiện trong một xu hướng tăng, báo hiệu xu hướng tăng sẽ tiếp diễn, không phải tín hiệu đảo chiều.
Dấu hiệu giảm giá (Sign Of Weakness) khi cung lớn hơn cầu
Dấu hiệu SOW xảy ra khi lượng cầu chạm đáy. Lúc này giá cổ phiếu đã tăng rất cao so với trước đây, nhất là trải qua nhiều phiên liên tục. Và người mua đã nhận thấy điều này khiến cho lực cầu yếu dần, dẫn đến giảm giá cổ phiếu.
Lực đẩy lên (UpThrust)
Mẫu hình lực đẩy lên gồm một nến đảo chiều giảm, thân nến ngắn. Một phần là do sự chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa không được cao. Bên cạnh đó thì phần râu bên trên dài cùng với đó là khối lượng cao hơn mức trung bình. Mẫu hình lực đẩy lên thể hiện sự bất thường, cho thấy lượng cung đang chiếm ưu thế dẫn đến xu hướng giảm tiếp theo.

Cao trào Mua (Buying Climax)
Mẫu hình cao trào mua gồm một thanh nến tăng có thân dài, giá đóng cửa tạo đỉnh, râu phía trên dài, khối lượng giao dịch cao hơn mức trung bình 20 phiên. Mẫu hình Buying Climax đúng khi xu hướng tăng được xác định rõ ràng, mức khối lượng ngày càng tăng, cho thấy thị trường đang không đồng nhất, nền giá đã quá cao. Khi đó, lượng cung sẽ ồ ạt ra thị trường bắt đầu cho một xu hướng giảm.

Nến không có nhu cầu mua (No Demand Bar)
Mẫu hình Nến không có nhu cầu mua gồm một thanh nến tăng, thân nến ngắn, khối lượng giao dịch thấp hơn 2 phiên trước. Đây là tín hiệu tiếp tục giảm điểm của cổ phiếu. Nhà đầu tư mong đợi một mức giá thấp hơn để mua.
Xem thêm: Mô hình Cup and Handle là gì? Chiến lược giao dịch hiệu quả với mô hình Cup and Handle
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên, 69 Invest đã cung cấp cho bạn những phương pháp đem lại hiệu quả tốt khi xác định xu hướng giá cổ phiếu trên thị trường là VSA là gì. Cũng như cách thức giao dịch hiệu quả với VSA. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ nắm được những kiến thức đó. Mặt khác có cho mình những bước tiếp cận đầu tư với phương pháp này một cách hiệu quả nhất nhé!