Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết việc linh hoạt ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành, marketing và bán hàng đã mang lại thu nhập “khủng” cho ông trong lẫn sau COVID-19.
Ngày 25-2, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP HCM – HUBA diễn ra chương trình Cà phê doanh nhân lần thứ 67 chủ đề “Gặp gỡ đầu năm – Triển vọng kinh tế Việt Nam và TP HCM năm 2023”.
Ngày 25-2 chương trình Cà phê doanh nhân lần thứ 67 diễn ra tại TP.HCM
Được phỏng vấn tại chương trình, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) , khuyên cộng đồng DN không hoang mang khi tình hình kinh tế thế giới lẫn trong nước năm 2023 dự báo sẽ khó hơn năm 2022.
“Trong kinh doanh, trong cái khó có cái khôn. Với công ty tôi, dịch COVID-19 khiến việc làm ăn thua lỗ, kinh tế khó khăn. .. nhiều người tưởng ngành hàng thời trang cao cấp sẽ không trụ được nhưng thực tế 3 năm nay, doanh thu của chúng tôi luôn tăng trưởng.
Giới mê hàng hiệu Việt Nam không dám đi Singapore, Hồng Kông, Milan. .. mua đồ hiệu nên chúng tôi tiếp cận tệp khách hàng này bằng việc chụp hình sản phẩm cho họ ngắm hoặc mang mẫu trực tiếp đến cho họ xem. .. Kết quả là doanh số bán hàng tăng mạnh so với trước “-” vua hàng hiệu “tiết lộ cách làm ăn.
Theo kế hoạch đã công bố trước đây, tính riêng năm 2022, IPPG Fashion đạt doanh thu và lợi nhuận khủng: doanh thu tăng gần 2.000 tỉ đồng, từ 3.139 tỉ đồng năm 2021 lên 5.132 tỉ đồng. Mức tăng trưởng đạt 64%, trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 11 lần (từ 39 tỉ đồng lên 432 tỉ đồng) .
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) có chia sẻ tại chương trình Cà phê doanh nhân HUBA ngày 24-2
Ông cho biết thêm việc kinh doanh của IPPG đã được ông giao phó cho thế hệ kế cận. Thế hệ này thông minh hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt và ứng dụng những xu hướng kinh doanh mới tốt hơn để việc kinh doanh hiệu quả hơn.
Ông cho biết thêm việc kinh doanh của IPPG đã được ông giao phó cho thế hệ kế cận
Bàn về giải pháp giúp DN tăng trưởng đến năm 2023, tỉ phú hàng hiệu Việt Nam cho biết khách hàng lớn nhất và chi tiêu nhiều nhất thế giới chính là những tập đoàn phân phối bán lẻ. Vẫn còn rất nhiều tập đoàn chưa thể đến Việt Nam. Vì vậy, trong kế hoạch tổ chức hội chợ thương mại thời gian tới, HUBA cần có cách tiếp cận mới và chuẩn bị kỹ lưỡng để mời những tập đoàn bán lẻ lớn đến tham quan, mua sắm sản phẩm của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Qua đó, kết nối cơ hội làm ăn quốc tế với nhiều đối tác lớn cho các doanh nghiệp trong nước.
“Quan trọng là có thị trường, có khách hàng thì chúng ta sẽ làm để cung cấp cho thị trường. HUBA phải hỗ trợ tìm kiếm thị trường cho DN “- ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhấn mạnh.
Cũng nói đến việc hỗ trợ sản phẩm cho DN nhưng ở thị trường trong nước, ông Nguyễn Anh Đức, hiện là Tổng giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM, cho rằng đang có sự chuyển đổi kênh phân phối từ hiện đại sang truyền thống, thị phần bán lẻ hiện đại từ mức 24% của dịch COVID-19 đã giảm xuống 18% trong năm 2022.
“Thực tế này buộc DN phải lựa chọn kênh bán hàng phù hợp, tập trung vào các điểm mạnh nhằm tăng hiệu quả hoạt động trong điều kiện kinh tế khó khăn và cạnh tranh thị trường gay gắt hơn” – ông Đức nói.
Theo ông Đức, thị trường đang dần tiếp nhận sự “đổ bộ” của hàng hóa xuất khẩu quay về nội địa bà hàng hoá ngoại nhập từ các nước trên thế giới có hiệp định thương mại với Việt Nam. Bên cạnh đó, xu hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế dẫn đầu mà DN cần phải chuẩn bị.