Cơn bão tiền điện tử đang nở rộ trên toàn cầu và đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin cũng là hiện thân của sự phát triển đó. Bạn tự hỏi Bitcoin là gì và muốn tìm hiểu về nó nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Để có thể hiểu tường tận về loại tiền số “gây bão” này, 69 Invest xin giới thiệu 5 thuật ngữ bạn nhất định phải biết khi tìm hiểu về Bitcoin. Cùng xem đó là gì nhé!
Mục lục bài viết
Bitcoin là gì?
Hiện không có văn bản nào định nghĩa cụ thể về Bitcoin là gì nhưng theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu thì Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số không có sự quản lý, được phát hành bởi những người phát triển phần mềm cũng thường là người kiểm soát hệ thống và được sử dụng, chấp nhận thanh toán giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định
Như vậy, có thể hiểu Bitcoin là loại tiền chỉ được công nhận, giao dịch trong một cộng đồng, tổ chức. Những cộng đồng này tự tạo ra bitcoin để lưu hành nhằm mục đích dùng để trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ.
Xem thêm: Phân tích cơ bản là gì? Hướng dẫn phân tích cơ bản đúng cách
Nguồn gốc ra đời của Bitcoin
Bitcoin bắt đầu được Satoshi thiết kế từ năm 2007. Ông là người đã tạo ra cài đặt mẫu ban đầu của Bitcoin. Satoshi cũng thiết kế cơ sở dữ liệu blockchain đầu tiên cho đồng tiền này.
Vào ngày 18/8/2008, ông hoặc một cộng sự đã đăng ký tên miền và tạo trang web “bitcoin.org”. Ngày 31/10 cùng năm, Satoshi đã xuất bản sách trắng về một loại tiền điện tử kỹ thuật số, có tiêu đề “Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang hàng”.
Satoshi tiếp tục cộng tác với các nhà phát triển khác cho đến giữa năm 2010. Thời gian đó, ông tự mình thực hiện tất cả các sửa đổi đối với mã nguồn Bitcoin. Tuy nhiên, về sau cộng đồng phát triển Bitcoin dần mất liên lạc hoàn toàn với Satoshi sau khi ông đưa “khóa báo động” cho Gavin Andresen – một nhà phát triển phần mềm đóng góp lớn cho sự ra đời của Bitcoin. Khóa này có thể dùng để báo động tới toàn mạng lưới ngừng lưu lại giao dịch khi bị tấn công.
Từ khi Bitcoin ra đời đến nay, danh tính chính xác của Satoshi Nakamoto vẫn còn là ẩn số.
Xem thêm: Coin là gì? 8 sai lầm nhiều người mắc phải khi đầu tư coin
Cơ chế hoạt động của Bitcoin
Bitcoin hiện nay được hoạt động dựa trên công nghệ Blockchain. Cụ thể, Blockchain sẽ cung cấp một cuốn sổ cái có chứa tất cả các giao dịch trên mạng lưới nhưng không để công khai thông tin của những người thực hiện giao dịch.
Khi người tham gia thực hiện giao dịch, máy tính sẽ thực hiện xác thực giao dịch đó. Trường hợp không có bất kỳ sự gian lận nào thì giao dịch của người tham gia sẽ được thêm vào sổ cái, tức quá trình chuyển tiền đã thành công.
5 thuật ngữ bạn phải biết khi tìm hiểu về Bitcoin
Blockchain
Blockchain là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền được giám sát chặt chẽ và ghi nhận mọi giao dịch trên mạng ngang hàng.
Mỗi khối (block) đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận, thay đổi của dữ liệu.
Cryptography
Cryptography (hay crypto) – mật mã học – ngành khoa học nghiên cứu về những cách chuyển đổi thông tin từ dạng “có thể hiểu được” thành dạng “không thể hiểu được” và ngược lại. Cryptography giúp đảm bảo những tính chất sau cho thông tin:
- Tính bí mật (confidentiality): thông tin chỉ được tiết lộ cho những ai được phép.
- Tính toàn vẹn (integrity): thông tin không thể bị thay đổi mà không bị phát hiện.
- Tính xác thực (authentication): người gửi (hoặc người nhận) có thể chứng minh đúng họ.
- Tính không chối bỏ (non-repudiation): người gửi hoặc nhận sau này không thể chối bỏ việc đã gửi hoặc nhận thông tin.
Cryptography có rất nhiều ứng dụng trong thực tế như bảo vệ giao dịch tài chính (rút tiền ngân hàng, mua bán qua mạng), bảo vệ bí mật cá nhân… Nếu kẻ tấn công đã vượt qua tường lửa và các hệ thống bảo vệ khác thì mật mã chính là hàng phòng thủ cuối cùng cho dữ liệu của bạn.
Cold Storage (trữ lạnh Bitcoin)
Cold Storage( trong thuật ngữ tiền điện tử) là một cách khác để bảo mật tiền điện tử. Nó liên quan đến việc lưu trữ tiền điện tử ngoại tuyến có nghĩa là, tránh xa mọi truy cập internet. Giữ tiền điện tử ngoại tuyến giảm đáng kể mối đe dọa từ tin tặc.
Phương pháp lưu trữ lạnh ít thuận tiện hơn so với mã hóa hoặc sao lưu; do đó, nó thường được thực hiện bằng cách giữ một số tiền trong hệ thống để chi tiêu thường xuyên và đặt phần còn lại vào một thiết bị lưu trữ lạnh. Điều này làm giảm nỗ lực đào tiền từ Cold Storage(lưu trữ lạnh) mỗi giờ và sau đó để sử dụng hàng ngày.
Mining (đào bitcoin)
Đào bitcoin theo cách hiểu đơn giản là công việc hóa giải các thuật toán, xin cấp quyền truy cập để xác minh, sử dụng đồng tiền bitcoin, phân tán tiền bitcoin trên hệ thống mạng ngang hàng thông qua công nghệ blockchain (tức lưu trữ, xác minh, xác thực giao dịch trên hệ thống Blockchain).
Dàn máy tính phục vụ việc “đào” có cấu hình cực kỳ mạnh với các phần mềm máy tính chuyên cho đào Bitcoin được người sử dụng cài đặt. Sau đó, phải đăng ký tài khoản để tham gia mạng lưới Bitcoin, rồi cho phần mềm cấu hình vừa được cài đặt chạy thì quá trình đào Bitcoin sẽ tự động diễn ra.
Việc đào Bitcoin được thực hiện bởi các ứng dụng cài đặt trên máy tính nên bất cứ ai cũng có thể tham gia được. Tuy nhiên, Bitcoin thực sự rất phức tạp, nhất là về mặt kỹ thuật cũng như các thuật toán được đề ra nên phải cân nhắc kỹ trước khi tham gia đầu tư đào.
Private Key (Khóa riêng tư)
Private Key hay còn gọi là Khóa riêng tư, là một hình thức mã hóa tinh vi cho phép người dùng truy cập vào tiền điện tử của mình. Khóa riêng là một khía cạnh không thể thiếu của bitcoin và altcoin, và bảo mật của nó giúp bảo vệ người dùng khỏi bị đánh cắp và truy cập trái phép vào tiền.
Một Private Key luôn bắt đầu bằng con số 5 và nó là một dãy số có dạng như thế này: 5Kb8kLf9zgWQnogidDA76MzPL6TsZZY36hWXMssSzNydYXYB9KF.
Kết luận
Với 5 thuật ngữ về Bitcoin trên đây, liệu bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về đồng tiền kỹ thuật số siêu “hot” này chưa? Nếu chưa hãy tham khảo các bài viết 4 lý do biến Bitcoin thành kênh đầu tư hấp dẫn nhất để nghiên cứu thêm nhé!