OBV là chỉ báo khối lượng có chức năng đo lường động lực của xu hướng, dựa vào mối tương quan của giá. Tuy không phổ biến nhưng để thành công trong giao dịch nhất định không được bỏ qua chỉ báo này. Vậy cụ thể, chỉ báo OBV là gì? Phương pháp sử dụng chỉ báo này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng với 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Mục lục bài viết
Chỉ báo OBV là gì?
Chỉ báo OBV là tên viết tắt của On Balance Volume, chỉ báo cân bằng khối lượng. Đây là chỉ báo giúp nhà đầu tư đo lường sức mua và sức bán trên thị trường, dựa trên khối lượng giao dịch và chuyển động giá. Nếu động lực của xu hướng mạnh, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng cũ. Nếu động lực yếu thì khả năng đảo chiều sẽ xảy ra.
Giá trị của OBV sẽ được tính lũy kế và hiển thị dưới dạng đường chuyển động. Từ đó, nhà đầu tư có thể nhận định được xu hướng của thị trường đang như thế nào, phe mua hay phe bán đang chiếm ưu thế. Hay như tín hiệu để tìm kiếm những giao dịch thuận xu hướng và đảo chiều.
Xem thêm: Tìm hiểu về giao dịch price action toàn tập là gì?
Những ý nghĩa của chỉ báo OBV
Chỉ báo OBV là công cụ khá hiệu quả giúp nhà đầu tư giao dịch hiệu quả hơn. Vậy chỉ báo này có những ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu một số ý nghĩa của chỉ báo OBV trong giao dịch dưới đây:
- Chỉ số OBV có dấu hiệu tăng khi khối lượng giao dịch của phiên giảm giá nhỏ hơn phiên tăng giá. OBV tăng thể hiện sức mua đang lớn hơn sức bán, giá sẽ có tiềm năng tăng.
- Ngược lại, khi chỉ số OBV có dấu hiệu giảm khi khối lượng giao dịch của phiên giảm giá lớn hơn phiên tăng giá. OBV giảm xuống thể hiện sức mua đang yếu hơn sức bán, giá có tiềm năng giảm.
- Nếu OBV tăng nhưng giá vẫn giữ nguyên, thậm chí còn đi xuống có nghĩa lực giảm giá đã dần yếu đi, giá có tiềm năng lớn tăng trở lại.
- Nếu OBV giảm nhưng giá vẫn giữ nguyên, thậm chí còn đi lên, có nghĩa lực tăng giá đã dần yếu đi, giá có tiềm năng lớn giảm trở lại.

Xem thêm: Tìm hiểu về giao dịch price action toàn tập là gì?
Phương pháp sử dụng chỉ báo OBV hiệu quả
Sau khi đã hiểu được các ý nghĩa của chỉ báo OBV, phần tiếp theo dưới đây sẽ cùng tìm hiểu một số cách sử dụng OBV trong giao dịch được nhiều nhà đầu tư giàu kinh nghiệm chia sẻ.
Sử dụng OBV để xác định sự tiếp tục của các xu hướng
Cách này dựa vào mối liên hệ giữa khối lượng và xu hướng giá. Tức là, khi mức giá đi lên cùng với khối lượng giao dịch lớn. Điều này có nghĩa là khối lượng mua trên thị trường rất lớn, giá sẽ có động lực tiếp tục tăng.
- Nếu giá tăng và OBV đi lên, phe mua đang áp đảo phe bán và thị trường tiếp tục tăng.
- Nếu giá giảm và OBV đi xuống, áp lực bán đang cao hơn áp lực mua, giá sẽ thuận xu hướng giảm.

Giao dịch đảo chiều với tín hiệu hội tụ và phân kỳ
Dựa vào tín hiệu phân kỳ giữa OBV và đường giá, nhà đầu tư có thể tìm kiếm các giao dịch đảo chiều tiềm năng. Với chiến lược giao dịch này cần xác định xu hướng hiện tại và đánh giá độ mạnh của xu hướng. Và chỉ tiến hành giao dịch khi xu hướng hiện tại có dấu hiệu suy yếu.
Một số tín hiệu giao dịch như sau:
- Trong xu hướng giảm, nếu xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng: Giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, OBV lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Tín hiệu này cho thấy giá sẽ đảo chiều sang tăng, có thể tìm kiếm lệnh Buy.
- Trong xu hướng tăng, xuất hiện tín hiệu phân kỳ giảm: Giá tạo ra các đỉnh sau cao hơn đỉnh đáy trước, nhưng OBV có diễn biến ngược lại. Tín hiệu này cho thấy giá sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm, có thể vào lệnh Sell.
Lúc này, nhà đầu tư sẽ tiến hành thực hiện lệnh như sau:
- Điểm vào lệnh: Cần theo dõi hành động giá, cùng nến tín hiệu tại vùng tranh chấp giá.
- Đặt cắt lỗ tại đỉnh hoặc đáy gần nhất hoặc các vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng.
- Chốt lời theo phương pháp Fibonacci mở rộng hoặc theo tỷ lệ R:R kỳ vọng.

Thị trường đang phá vỡ những ngưỡng hỗ trợ, kháng cự quan trọng
Khối lượng giống như giá. Khi tiến đến các vùng quan trọng, khối lượng cũng biến động lớn, đặc biệt tại các vùng phá vỡ các ngưỡng quan trọng.
- Khi giá có dấu hiệu tăng sau xu hướng giảm, nếu OBV liên tục vượt lên những vùng kháng cự, thì khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều đi lên.
- Ngược lại, khi giá có dấu hiệu giảm sau xu hướng tăng, nếu OBV liên tục đi xuống và phá vỡ những vùng hỗ trợ, thì khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều đi xuống.
Xem thêm: Tìm hiểu về giao dịch price action toàn tập là gì?
Kết luận
Hy vọng với bài viết trên của 69 Invest, các bạn có thể hiểu được chỉ báo OBV cùng và cách sử dụng chỉ báo hiệu quả tốt nhất. Từ đó có thể áp dụng thành công vào giao dịch để kiếm được lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên, vẫn cần phải lưu ý khi sử dụng những chỉ báo. Chúc các bạn đạt nhiều thành công!