Khi bạn là nhà đầu tư mới và muốn tìm hiểu về chứng khoán, thì việc nắm được các thuật ngữ chuyên môn là việc hết sức cần thiết để đảm bảo bạn có thể phân tích và xây dựng chiến lược hiệu quả. Trong số đó, giá trần và giá sàn là khái niệm quan trọng hơn cả khi thực hiện giao dịch chứng khoán. Vậy giá trần là gì, giá sàn là gì? Hãy cùng 69 Invest tìm hiểu ngay sau đây!
Mục lục bài viết
Giá trần, giá sàn là gì?
Giá trần là gì?
Giá trần, trong tiếng anh là Price Ceiling, là mức giá cao nhất mà người đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán trong một phiên giao dịch. Và dù bạn có muốn mua với giá cao hơn giá trần thì cũng sẽ không thể tiến hành khớp lệnh được.
Ý nghĩa của việc đặt ra giá trần là để đảm bảo thị trường chứng khoán không bị thao túng bởi các các nhà đầu tư có sức ảnh hưởng, các “cá mập”… bởi giá cổ phiếu sẽ chỉ đạt đỉnh tại một mức nhất định chứ không thể tiếp tục tăng thêm.
Giá sàn là gì?
Giá sàn, trong tiếng anh là Price Floor, ngược lại với giá trần, thì đây là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể mua, bán chứng khoán trong một phiên giao dịch. Và cũng tương tự bạn sẽ không thể đặt lệnh với mức giá thấp hơn giá sàn được.
Ví dụ: Mã chứng khoán Vinamilk (VNM) trên sàn HoSE vào ngày 16/03/2022 có giá trần là 82.600 và giá sàn là 71.800. Điều này có nghĩa là khi tiến hành đặt lệnh mua bán, bạn chỉ có thể đặt giá trong khoảng từ 71.800 đồng – 82.600 đồng/cổ phiếu.
Cách tính giá trần và giá sàn như thế nào?
Ngoài ra, để bạn có thể hiểu thêm và khái niệm của giá trần, giá sàn là gì, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ thêm cách tính được áp dụng cụ thể như sau:
Công thức tính giá trần:
Giá trần = Giá tham chiếu x (100% + Biên độ dao động)
Công thức tính giá sàn:
Giá sàn = Giá tham chiếu x (100% – Biên độ dao động)
Trong đó:
- Giá tham chiếu sẽ được xác định như sau:
- Sàn HoSE: Là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất liền trước của cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đang được giao dịch (trừ trường hợp đặc biệt).
- Sàn HNX: Là mức giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất liền trước (trừ trường hợp đặc biệt).
- Sàn UPCoM: Là trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn (bình quân gia quyền), dựa trên hình thức khớp lệnh vào ngày liền trước đó (trừ những trường hợp đặc biệt).
- Biên độ dao động sẽ được xác định như sau:
Loại chứng khoán | Vòi nước | HNX | UPCoM |
Cổ phiếu
Chứng chỉ quỹ đóng Chứng chỉ quỹ ETF |
+/- 7% | +/- 10% | +/- 15% |
Cổ phiếu mới đăng ký quyền giao dịch trong ngày đầu tiên
Cổ phiếu không phát sinh giao dịch trong 25 phiên liên tiếp và đang có giao dịch trở lại ngày đầu tiên |
+/- 20% | +/- 30% | +/- 40% |
Trái phiếu | Không quy định | Không quy định | Không quy định |
Trường hợp trả cổ tức và thường bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông sở hữu trong ngày giao dịch không hưởng quyền. | Không quy định | +/- 30% | Không quy định |
Ví dụ: Sàn UPCoM đang có mã chứng khoán ABC đang có giá tham chiếu là 11.1 (tương đương 11.100 đồng/cổ phiếu). Vậy giá trần, giá sàn sẽ là:
- Giá trần = 11.1 + (11.1 * 15%) = 12.7
- Giá sàn = 11.1 – (11.1 * 15%) = 9.5
Xem thêm: Wire transfer là gì? Ưu, nhược điểm của wire transfer
Cách thể hiện giá trần, giá sàn trên bảng chứng khoán
Sau khi tìm hiểu khái niệm giá trần, giá sàn là gì, thì việc tiếp theo cũng vô cùng quan trọng đó là nắm được cách thể hiện 2 loại giá này trên bảng chứng khoán. Thay vì phải tính một cách thủ công, thì các bảng giao dịch điện tử gần như đều có liệt kê tự động 3 mức giá sàn, giá trần và giá tham chiếu để nhà đầu tư có thể dễ dàng phân tích.
Và khi đó, bảng điện tử cũng sẽ quy định riêng màu sắc cho từng loại giá để dễ dàng phân biệt. Trong đó, màu tím sẽ là giá trần, màu xanh là giá sàn và màu vàng sẽ là giá tham chiếu, theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM và Hà Nội. Còn lại các mức giá tăng giảm sẽ được hiển thị màu xanh hoặc đỏ.
Ngoài ra, ở một số công ty chứng khoán, sàn giao dịch khác, giá sẽ được thể hiện theo màu xanh (tăng), đỏ (giảm) và có ký hiệu thêm CE (ceiling), FL (floor) bên cạnh để phân biệt giá trần giá sàn.
Xem thêm: Sàn chứng khoán là gì? Những thông tin cần biết về sàn chứng khoán
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã nắm được khái niệm giá trần, giá sàn là gì, cách tính từng loại giá cũng như cách xem trên bảng điện tử. Tiếp đến, thì bạn cần chuẩn bị kiến thức về việc phân tích và xây dựng cho mình chiến lược đầu tư một cách thông minh, hiệu quả. Không có việc gì là dễ dàng, đầu tư cũng vậy, hãy kiên trì và thành công sẽ đến với bạn. Chúc bạn may mắn!