Chắc hẳn nhiều nhà giao dịch trên thị trường ngoại hối đều đã từng nghe về mô hình nến Morning Star, nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa cũng như giao dịch sao cho hiệu quả với mô hình nến này. Vậy cụ thể Morning Star là gì? Giao dịch với Morning Star như thế nào sao cho hiệu quả thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
- 1 Mô hình nến sao mai Morning Star là gì?
- 2 Mô hình nến sao mai Morning Star có ý nghĩa như thế nào?
- 3 Đặc điểm của Morning Star
- 4 Diễn biến tâm lý của mô hình Morning Star
- 5 Biểu đồ minh họa mô hình nến Morning Star
- 6 Các đặc điểm giúp tăng khả năng đảo chiều xu hướng cho mô hình nến Morning Star
- 7 Hạn chế của việc sử dụng Mô hình nến Morning Star
- 8 Hướng dẫn giao dịch với mô hình Morning Star
- 9 Kết luận
Mô hình nến sao mai Morning Star là gì?
Mô hình nến Morning Star hay còn được gọi là mô hình nến sao mai, đó là mô hình trực quan gồm ba chân nến, được các nhà phân tích kỹ thuật dùng như tín hiệu của xu hướng tăng giá.
Mô hình nến Morning Star sẽ được hình thành sau một đợt giảm giá hoặc khi thị trường đạt đến mức quá bán. Lúc này, người bán đã đẩy giá đủ thấp để thu hút người mua mới nên rất có thể có đợt tăng giá mạnh. Khi mô hình nến Morning Star xuất hiện thì đó chính là dấu hiệu của sự đảo ngược xu hướng giá trước.
Mô hình Morning Star là mô hình cụm 3 nến đảo chiều tại đáy:
- Cây nến thứ nhất là cây nến giảm giá mạnh sau một xu hướng giảm.
- Cây nến thứ hai xuất hiện khi giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa của cây nến 1, có thân nhỏ và thấp hơn so với thân nến 1. Cây nến 2 ghi lại khoảnh khắc thiếu quyết đoán của thị trường.
- Cây nến thứ 3 là một cây nến tăng giá mạnh, có giá đóng cửa nằm trong khoảng của thân nến 1. Cây nến này xác nhận sự đảo chiều từ xu hướng giảm thành tăng giá mới.
Xem thêm: Bảo lãnh ngân hàng là gì? Những điều cần biết về bảo lãnh ngân hàng
Mô hình nến sao mai Morning Star có ý nghĩa như thế nào?
Mô hình nến Morning Star là một mô hình nến trực quan, có thể hình thành sau ba phiên giao dịch hoặc không.
Tuy nhiên, nhà giao dịch có thể sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác để dự đoán về sự hình thành của Morning Star, như liệu hành động giá có di chuyển gần với vùng hỗ trợ hay không, liệu chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) có cho thấy thị trường có đang trong tình trạng quá bán hay không.
Có một điều cần lưu ý về Morning Star là nến giữa có thể là cây nến tăng giá hoặc giảm giá (tương ứng với màu trắng hoặc đen) và lượng người mua và người bán bắt đầu cân bằng hơn trong phiên giao dịch.
Xem thêm: Kiều hối là gì? Cách chuyển và nhận kiều hối như thế nào?
Đặc điểm của Morning Star
- Xu hướng của mô hình nến Morning Star phải là giảm vì đây là mô hình đảo chiều từ giảm sang tăng.
- Nến đầu tiên phải là cây nến dài, biểu thị sự tiếp diễn mạnh mẽ của xu hướng.
- Nến thứ hai có phần thân nhỏ, có thể tăng hoặc giảm.
- Nến số ba phải là một nến tăng cao, thể hiện lực mua mạnh hỗ trợ giá.
Morning Star có hình dáng giống như chữ U và là mẫu nến trực quan nên không cần những phép tính cụ thể.
Một mô hình Morning Star nếu có những đặc tính sau thì càng đáng tin cậy:
- Cây nến giảm thứ nhất đẩy giá xuống mức đáy trước đó, tức là đi vào vùng hỗ trợ.
- Nến thứ nhất có khối lượng nhỏ, nến thứ 3 có khối lượng lớn giúp tăng khả năng đảo chiều.
- Cây nến ở giữa phải có thân rất ngắn, thể hiện sự lưỡng lự và do dự của thị trường. Nếu nến có khoảng trống so với 2 nến còn lại thì càng tốt.
- Cây nến tăng thứ ba đóng cửa tối thiểu nên cao hơn ½ đến ¾ chiều dài nến thứ nhất.
Diễn biến tâm lý của mô hình Morning Star
Mô hình nến Morning Star bắt đầu với một nến giảm dài thể hiện bên bán hiện đang kiểm soát tình hình và tiếp tục đẩy giá xuống. Nhưng sau đó thị trường bắt đầu lưỡng lự, dẫn đến một số người trong cuộc chốt lời, một số người ngoài cuộc lại bắt đầu tham gia mua, một số khác lại e dè và không muốn giao dịch. Thị trường lúc này cân bằng, tạo ra một cây nến thân ngắn nên chưa thể tiếp tục xu hướng giảm mạnh.
Lực mua mới xuất hiện, nhiều người bán chuyển sang phía mua tạo ra áp lực đẩy giá lên để làm chủ tình thế. Lúc này, nhiều người vào lệnh bán ở nến số 1 và số 2 đã chịu một khoản lỗ khá. Trong khi một số người phải cắt lỗ, thậm chí chuyển qua bên mua, giá sẽ tăng lên và hỗ trợ thị trường đảo chiều.
Biểu đồ minh họa mô hình nến Morning Star
Các mô hình nến Morning Star thường xuất hiện trong xu hướng giảm giá và báo hiệu một xu hướng tăng mới. Sự dao động mô hình nến Morning Star tạo ra ngắn gọn và trong một số trường hợp, sau mô hình Morning Start, tiếp nối xu hướng tăng nhẹ là xu hướng giảm giá.
Xem thêm: Swing trading là gì? Ai sẽ phù hợp với Swing trading?
Các đặc điểm giúp tăng khả năng đảo chiều xu hướng cho mô hình nến Morning Star
- Phải có khoảng trống giá giữa nến 2 và nến 1, nến 2 và nến 3.
- Nến thứ 3 có giá đóng cửa càng cao khi so với nến 1 thì lực mua vào càng mạnh.
- Khối lượng giao dịch thấp ở nến 1 và khối lượng giao dịch mạnh ở cây nến 3. Khối lượng giao dịch cao ở cây nến thứ 3 cho thấy người mua vào đang kiểm soát thị trường và có khả năng đảo chiều xu hướng mạnh hơn.
Hạn chế của việc sử dụng Mô hình nến Morning Star
Giao dịch dựa trên mô hình nến Morning Star là một chiến lược vô cùng nguy hiểm và chứa nhiều rủi ro. Mô hình nến Morning Star được coi là hiệu quả nhất khi kết hợp với khối lượng giao dịch lớn cũng như các chỉ báo kỹ thuật khác như mức hỗ trợ.
Mô hình nến Morning Star xuất hiện khá thường xuyên và hình thành bất cứ khi nào có một cây nến nhỏ trong một xu hướng giảm, vì vậy, nhà giao dịch nên sử dụng thêm các chỉ báo khác để quyết định vào lệnh chính xác hơn.
Xem thêm: Buy limit là gì? Cách giao dịch hiệu quả với Buy limit
Hướng dẫn giao dịch với mô hình Morning Star
Xác suất thành công với Morning Star sẽ gia tăng nếu như đang giao dịch tại vùng hỗ trợ hoặc vùng quá bán.
Đối với nhiều nhà giao dịch thận trọng thì họ sẽ thường không vào lệnh khi mô hình Morning Star vừa được tạo ra mà sẽ đợi thêm vài cây nến nữa để đánh giá tình hình.
Nếu lưỡng lự thì rất có thể sẽ phải vào lệnh ở điểm bất lợi. Do đó, nên xem xét vào lệnh ngay khi mô hình hoàn tất, nhất là khi có thêm các yếu tố hỗ trợ.
Morning Star là mô hình phổ biến trên thị trường ngoại hối và trên nhiều khung thời gian khác nhau. Mô hình này rất dễ nhận diện và có quy tắc vào lệnh khá đơn giản. Nhưng nếu Morning Star đảo chiều thất bại thì giá rất có thể tiếp tục giảm sâu, vì vậy, hãy đặt Stop loss và quản lý rủi ro hợp lý.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên, 69 Invest đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về mô hình Morning Star, cụ thể Morning Star là gì, ý nghĩa, đặc điểm cũng như cách giao dịch với mô hình nến sao mai Morning Star sao cho hiệu quả. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc có thể nắm bắt được một dạng mô hình nến báo hiệu sự đảo chiều trên thị trường forex để có thể đưa ra những chiến lược đầu tư hợp lý và hiệu quả.