Phân tích kỹ thuật là cụm từ mà bất cứ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường ngoại hối đều đã từng nghe đến. Vậy phân tích kỹ thuật là gì và có các công cụ phân tích kỹ thuật nào thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào sự biến động giá trong quá khứ và khối lượng giao dịch để phân tích tình hình trên thị trường, từ đó xác định xu hướng hiện tại và đưa ra dự đoán xu hướng đi của giá trong tương lai.
Đây là một công cụ quan trọng giúp traders xác định giá của một tài sản để đưa ra quyết định giao dịch và điểm vào lệnh cũng như quản lý lệnh một cách hiệu quả nhất.
Phương pháp này bắt nguồn từ lý thuyết Dow và được ứng dụng trên nhiều thị trường khác nhau như thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán hay thị trường ngoại hối với 3 nguyên tắc sau:
- Giá sẽ phản ánh tất cả những thông tin về thị trường.
- Giá luôn di chuyển theo xu hướng cụ thể đến khi có tín hiệu rõ ràng của sự đảo chiều.
- Sự biến động giá thường lặp lại trong tương lai.
Xem thêm: Crypto là gì? Tổng hợp những kiến thức cần biết về tiền kỹ thuật số
Đặc điểm của phân tích kỹ thuật
- Nhà đầu tư sẽ phân tích tình hình cung cầu của thị trường và dự đoán xu hướng giá tương lai thông qua phân tích biểu đồ giá và khối lượng giao dịch trong.
- Để phân tích biến động giá, phương pháp thường sử dụng biểu đồ giá, chỉ báo kỹ thuật, mô hình giá và các mẫu hình nến.
- Phân tích kỹ thuật phù hợp với giao dịch ngắn hạn như scalping, day trading hay swing trading.
Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào các dữ liệu giá cùng với khối lượng giao dịch để phân tích thị trường, từ đó đưa ra những dự đoán xu hướng trong tương lai. Điểm qua các ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật trong thông tin dưới đây.
Ưu điểm
- Phân tích kỹ thuật có thể sử dụng được trong nhiều thị trường khác nhau.
- Nhà đầu tư có thể dễ dàng sử dụng các chỉ báo hỗ trợ phân tích vì đã có sẵn trên các nền tảng giao dịch MT4, MT5 và Tradingview.
- Tất cả các lệnh giao dịch đều dựa vào tín hiệu từ chỉ báo, mô hình giá, không hề theo ý muốn chủ quan cá nhân.
- Giúp nâng cao xác suất giao dịch thành công, tìm được điểm vào và thoát lệnh hiệu quả bởi sự đa dạng công cụ chỉ báo, mẫu hình nến.
Nhược điểm
- Phân tích kỹ thuật là nhà đầu tư dựa vào dữ liệu giá trong quá khứ để dự đoán xu hướng tương lai nên tín hiệu thường có độ trễ.
- Phương pháp không phù hợp với nhà giao dịch mới vì đòi hỏi nhà đầu tư phải dành nhiều thời gian phân tích và yêu cầu phải biết cách sử dụng các chỉ báo.
- Mỗi người có cách nhìn nhận tín hiệu khác nhau nên phương pháp phân tích kỹ thuật thường mang tính chủ quan.
- Giá sẽ bị ảnh hưởng trong khung thời gian dài bởi nhiều yếu tố như chính trị, lạm phát, kinh tế nên sẽ không phù hợp.
Các công cụ phân tích kỹ thuật trên thị trường
Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow được coi là nền tảng của phương pháp phân tích kỹ thuật, phát triển dựa trên 6 nguyên lý cơ bản và 3 giả định về thị trường, cho rằng giá đều phản ánh các thông tin trong quá khứ, hiện tại, tương lai.
Lý thuyết Dow chỉ ra thị trường có luôn có 3 xu thế là chính (gồm 3 giai đoạn), phụ, nhỏ. Nhà đầu tư dựa vào những thông tin này để xác định xu hướng và diễn biến trong từng giai đoạn.
Lý thuyết cũng chỉ ra rằng thị trường chỉ hình thành xu hướng khi có sự đồng nhất giữa các chỉ số và khối lượng nên xu hướng sẽ kết thúc khi có dấu hiệu đảo chiều.
Lý thuyết sóng Elliott
Lý thuyết sóng Elliott cho rằng thị trường không biến động một cách hỗn loạn mà luôn di chuyển theo một quy luật có tính chu kỳ do cảm xúc của nhà đầu tư luôn bị tác động bởi các thông tin bên ngoài hoặc ảnh hưởng từ đám đông. Nên khi tìm ra quy luật thì có thể dự đoán được hành động giá tiếp theo, tìm được điểm vào lệnh và chốt lời hiệu quả.
Các mẫu hình nến
Biểu đồ nến là công cụ quan trọng nhất trong phân tích kỹ thuật có thể nhận biết được biến động giá cả trên thị trường, từ đó đưa ra dự đoán về giá.
- Mẫu hình nến Nhật cơ bản: Inside bar, Pin bar, Fakey, nến Marubozu..
- Mẫu hình nến đảo chiều tăng: nến Doji chuồn chuồn, nến búa, nến búa ngược, …
- Các mẫu đảo chiều giảm: nến Doji bia mộ, nến nhấn chìm giảm, nến Hanging man, nến sao hôm, Shooting star, nến ba con quạ đen…
- Một số mẫu tiếp diễn: mô hình tăng giá 3 bước (Rising Three Methods), mô hình giảm giá 3 bước ( Falling Three Methods)…
Các chỉ báo kỹ thuật
Các chỉ báo được sử dụng rất nhiều vì những chỉ báo này đều dựa vào biến động giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để cung cấp các tín hiệu tương lai.
- Nhóm chỉ báo xu hướng: MA, Parabolic SAR, Ichimoku, ADX, Bollinger Bands…
- Nhóm chỉ báo khối lượng: Money Flow Index, OBV, Accumulation Distribution…
- Nhóm chỉ báo dao động: ATR, CCI, MACD, RSI, Momentum, Stochastic…
Mô hình giá
Mô hình giá là những mẫu hình đặc biệt xuất hiện trên biểu đồ cho thấy bức tranh toàn cảnh về cung cầu trên thị trường, cung cấp tín hiệu về hành động tiếp theo của giá giúp nhà đầu tư tìm điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời.
- Mô hình giá đảo chiều: mô hình vai đầu vai, mô hình 2 đỉnh, 2 đáy, 3 đỉnh, 3 đáy,…
- Mô hình giá tiếp diễn: mô hình lá cờ, mô hình chữ nhật, cờ đuôi nheo,….
Kết luận
Bài viết trên đây, 69 Invest đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về phân tích kỹ thuật là gì, cũng như ưu nhược điểm của phương pháp này cũng như các công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến trên thị trường hiện nay. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc có thể nắm được những thông tin đó để đáp dụng hiệu quả vào hoạt động đầu tư, phân tích thị trường của mình.