Price Action là phương pháp giao dịch theo hành động giá được nhiều nhà đầu tư theo đuổi vì chỉ cần sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản và đưa ra quyết định giao dịch dựa trên biểu đồ giá.
Vậy cụ thể, Price Action là gì, phương pháp giao dịch Price Action như thế nào cho có hiệu quả thì cùng tìm hiểu qua bài viết 69 Invest cung cấp thông tin dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Price Action là gì?
Price Action là hành động giá, là phương pháp giao dịch dựa vào phân tích diễn biến, hành động của biểu đồ giá, hay hành vi của người mua và người bán trên thị trường.
Nguyên lý là mọi chuyển động của giá đều sẽ chịu tác động của những bên tham gia vào thị trường (người mua và người bán). Do vậy, họ sẽ phân tích hành vi của bên mua và bán trên thị trường để có thể tìm ra ai đang kiểm soát thị trường, xác định chiều hướng biến động tiếp theo của giá.
- Nếu bên mua kiểm soát thị trường, tức cầu lớn hơn cung thì giá sẽ có xu hướng tăng nên nhà đầu tư cân nhắc vào lệnh Mua.
- Nếu bên bán đang kiểm soát thị trường, tức cung lớn hơn cầu thì giá sẽ có xu hướng giảm, trader cân nhắc vào lệnh Bán.
Xem thêm: Scalping là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp scalping
Ưu điểm khi giao dịch theo Price Action
- Đơn giản
Ưu điểm lớn nhất là đơn giản quá trình phân tích và giao dịch bằng việc các nhà đầu tư chỉ cần quan sát cây nến hoặc mẫu hình nến trên biểu đồ rồi dựa vào đó để phân tích và đưa ra quyết định giao dịch, không cần phải sử dụng các chỉ báo phức tạp, gây rối mắt. Do đó, traders có thể tập trung vào phân tích, quan sát và tìm ra các tín hiệu giao dịch tốt hơn.
- Dễ dàng tiếp cận
Phương pháp chỉ phân tích hành động giá thông qua nến vì mỗi cây nến đã mang đến nhiều thông tin về phiên giao dịch đó, khi các cây nến kết hợp với nhau cũng tạo thành các mẫu hình nến hay mô hình giá đặc biệt cung cấp các tín hiệu giao dịch hiệu quả.
Các tín hiệu giao dịch mà phương pháp này cung cấp thì rất dễ phát hiện, nên nhà giao dịch chưa có quá nhiều kinh nghiệm cũng nhận ra dễ dàng để giao dịch.
- Không có độ trễ như chỉ báo
Xem xét Price action có thể nhanh chóng nhận ra những động thái của thị trường để có thể phản ứng kịp thời lại với chúng. Vì vậy, Price Action tạo cơ hội để nhà đầu tư đón đầu đợt sóng mới.
- Giúp nhà đầu tư tư duy nhiều hơn
Price Action giúp trader tư duy nhiều hơn do nhà đầu tư sẽ dự đoán xu hướng dựa vào quan sát hình ảnh, hành vi của giá thông qua nến nên đòi hỏi nhà đầu tư phải có khả năng quan sát cũng như kỹ năng phân tích và nhận định thị trường.
Xem thêm: Thặng dư vốn cổ phần là gì? Pháp luật nói gì về việc điều chỉnh vốn điều lệ của Công ty?
Nhược điểm của phương pháp Price Action
- Price Action mang tính chất chủ quan
Nhược điểm lớn nhất là mang tính chủ quan vì mỗi nhà giao dịch sẽ có cách xác định các vùng kháng cự, hỗ trợ hay nhận dạng các mẫu hình nến và mô hình giá khác nhau, nên có những phân tích hành động giá riêng biệt, dẫn đến cách thức giao dịch hay cắt lỗ, chốt lời cũng sẽ khác nhau.
- Price Action không thực sự hoàn hảo
Price Action không phải là phương pháp giao dịch hoàn hảo vì thị trường không phải lúc nào cũng di chuyển đơn giản và thể hiện đầy đủ qua các hành vi của giá. Sẽ có những thời điểm thị trường biến động rất mạnh khiến nhà đầu tư khó xác định được hướng đi của giá.
- Không thể tự động hóa giao dịch
Nhà đầu tư phải tự quan sát biểu đồ rồi phân tích diễn biến và hành động giá để tự đưa ra những dự đoán về hướng đi tiếp theo của thị trường nên gây khó khăn cho việc giao dịch tự động.
- Yêu cầu nhiều thời gian hơn của nhà đầu tư hơn
Để nắm bắt được các biến động của thị trường, nhà đầu tư phải thường xuyên theo dõi biểu đồ giá. Điều này gây bất lợi cho những nhà đầu tư mới tham gia giao dịch bán thời gian, không thể ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính được.
Xem thêm: Trailing stop là gì? Cách sử dụng Trailing stop hiệu quả
Chiến lược giao dịch Price Action hiệu quả
Chiến lược Breakout
Giao dịch Breakout là giá phá vỡ các vùng kháng cự hoặc hỗ trợ quan trọng.
– Bước 1: Điều quan trọng đầu tiên cần làm là quan sát biểu đồ giá (tốt nhất là khung thời gian từ M15 đến D1), tiếp đến là xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự.
– Bước 2: Nhà đầu tư chờ giá Breakout ra khỏi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự thì vào lệnh.
- Khi giá phá vỡ khỏi vùng kháng cự và đi lên, có thể vào lệnh BUY.
- Nếu giá Breakout vùng hỗ trợ mạnh và đi xuống thì có thể cân nhắc vào lệnh SELL
– Bước 3: Đặt lệnh:
- Điểm đặt lệnh: Là mức giá đóng cửa của cây nến bứt phá khỏi vùng hỗ trợ hay kháng cự.
- Cắt lỗ: Ngay bên dưới đường kháng cự vài pip hoặc đáy gần nhất với lệnh Buy và bên trên vùng hỗ trợ một vài pip hoặc tại đỉnh gần nhất với lệnh Sell.
- Chốt lời: Cách điểm đặt lệnh bằng khoảng cách giữa đường hỗ trợ và kháng cự.
Chiến lược Retest
Để an toàn hơn khi giao dịch Breakout, nhà đầu tư có thể đợi giá quay lại Retest vùng phá vỡ.
– Bước 1: Trước tiên, bạn cần xác định các vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng.
– Bước 2: Chờ giá phá vỡ các vùng kháng cự, hỗ trợ rồi quay lại Retest vùng phá vỡ thì mới vào lệnh.
- Vào lệnh Buy khi giá phá vỡ vùng kháng cự, quay lại chạm vào vùng kháng cự và có xác nhận của nến xanh.
- Vào lệnh Sell nếu giá phá vỡ đường hỗ trợ, quay lại retest vùng hỗ trợ và có sự xác nhận của nến giảm.
– Bước 3: Đặt cắt lỗ, chốt lời
- Stop loss: Tại đáy gần nhất với lệnh Buy và đỉnh gần nhất đối với lệnh Sell.
- Take Profit: Cách điểm vào lệnh bằng khoảng từ hỗ trợ đến kháng cự hoặc theo tỷ lệ R:R mong muốn.
Chiến lược giao dịch Pullback
Theo phương pháp này nhà đầu tư chỉ cần xác định các vùng hỗ trợ, kháng cự, kênh giá và khi giá chạm đến những vùng này sẽ quay trở lại.
– Bước 1: Bước đầu tiên, bạn cần xác định vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng.
– Bước 2: Tiếp đến là chờ đợi hành động giá diễn ra tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.
– Bước 3: Tiến hành giao dịch
- Vào lệnh Bán khi giá chạm vào vùng kháng cự và đi xuống và có sự xác nhận các cây nến xanh ngắn dần hoặc xuất hiện các mô hình nến đảo chiều giảm.
- Vào lệnh Mua nếu giá chạm vùng hỗ trợ và đi lên và có sự xác nhận bên bán đã yếu thế (cây nến đỏ ngắn dần trước khi chạm vào hỗ trợ) hoặc xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều tăng.
– Bước 4: Cắt lỗ, chốt lời
- Cắt lỗ: Điểm bên trên kháng cự vài pip với lệnh Sell và dưới hỗ trợ vài pip với lệnh Buy.
- Chốt lời: Khoảng cách từ hỗ trợ đến kháng cự.
Chiến lược giao dịch với mô hình giá
- Bước 1: Đầu tiên, nhà đầu tư cần quan sát biểu đồ và xác định được mô hình giá
- Bước 2: Phân loại các mẫu hình giá đó là đảo chiều hay tiếp diễn
- Bước 3: Quan sát hành động giá và chờ đợi giá Breakout khỏi mô hình để vào lệnh.
Xem thêm: Swing trading là gì? Ưu, nhược điểm của swing trading
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản, khái quát nhất về một trong những phương pháp giao dịch đơn giản nhưng cũng khó tiếp cận là Price Action, cụ thể Price Action là gì, chiến lược giao dịch hiệu quả với Price Action. Mong rằng qua bài viết cũng giúp bạn đọc phần nào nắm được những kiến thức đó để áp dụng vào việc đầu tư của mình sao cho hiệu quả nhất có thể.