PMI là chỉ báo kinh tế quan trọng đo lường hoạt động kinh tế của ngành sản xuất để nhà phân tích có thể quản lý mua hàng và nắm được các thông tin về điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy chỉ số PMI là gì? PMI có những ưu và nhược điểm như thế nào? Cùng 69 Invest tìm hiểu các thông tin về PMI qua bài viết dưới đây!
Mục lục bài viết
Chỉ số PMI là gì?
Chỉ số PMI (Purchasing Managers Index) là gì, đây là chỉ số quản lý thu mua, được Viện Quản lý Cung ứng và Markit Group công bố hàng tháng. Chỉ số PMI được cấu tạo từ 5 thành phần với những trọng số khác nhau như Đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm, thời gian giao hàng và tồn kho.

Chỉ số PMI cung cấp những thông tin về điều kiện kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp thời điểm hiện tại, từ đó làm thông số nghiên cứu cho nhà hoạch định chính sách, quản lý chịu trách nhiệm về việc thu mua.
Xem thêm: Đầu tư chứng chỉ quỹ là gì? Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ?
Ưu và nhược điểm của chỉ số PMI
Ưu điểm
- Dữ liệu hình thành chỉ số PMI được lấy từ thực tế. Báo cáo về PMI là dữ liệu có độ chính xác cao vì được thu thập, khảo sát của các doanh nghiệp hiện nay.
- Nhờ chỉ số PMI sẽ biết được tình hình kinh tế đang diễn ra, có hiệu quả không từ các thông tin về việc làm, đơn đặt hàng, hàng tồn kho và tăng trưởng từ các nhà quản lý chuỗi cung ứng.
- Việc công bố đều đặn hàng tháng khiến PMI là chỉ số trẻ, dự báo sớm sự phát triển của ngành từ tháng trước, lô dữ liệu kinh tế đầu tiên được phát hành hàng tháng.
Nhược điểm
- Phạm vi phản ánh của PMI chưa rộng, mới chỉ được sử dụng để khẳng định tình trạng riêng của lĩnh vực chứ không phản ánh được toàn bộ lực lượng lao động.
- Báo cáo PMI được lấy từ khảo sát của các doanh nghiệp nên không thể tránh tình trạng chủ quan, gian dối trong quá trình cung cấp. Chỉ số PMI không phản ánh tình hình thực tế được chính xác.
- Chỉ số PMI có khả năng sẽ mất dần đi lợi thế bởi những chỉ số về kinh doanh phù hợp hơn với tình trạng kinh tế nói chung.
Xem thêm: Điểm Pivot là gì? Những điều cần biết về điểm Pivot
Cách tính chỉ số PMI
PMI là một chỉ số quan trọng để đưa ra quyết sách cho doanh nghiệp.
PMI được tính bằng cách nhân phần trăm số câu trả lời “cải thiện”, “không thay đổi”, và “xấu đi” với hệ số tương ứng.
PMI = (P1 * 1) + (P2 * 0,5) + (P3 * 0)
Trong đó:
- P1: Tỷ lệ % số câu trả lời “có cải thiện”
- P2: Tỷ lệ % số câu trả lời “không đổi”
- P3: Tỷ lệ % số câu trả lời “xấu đi”
Xem thêm: Giá bid là gì? Mối quan hệ của Bid – Ask và Spread
Vai trò của PMI trong việc xác định tình hình kinh tế quốc gia
Chỉ số PMI cho thấy tình hình tổng quát các ngành dịch vụ nên là thước đo quan trọng cho mức độ phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất. Căn cứ vào PMI có thể thấy mức độ mua bán trong lĩnh vực sản xuất mỗi tháng, có cái nhìn khách quan về tốc độ trăng trường hay suy yếu về dịch vụ sản xuất của công ty hay quốc gia.
Nếu kết quả chỉ số PMI trên 50, là hoạt động sản xuất được mở rộng. Nếu chỉ số PMI ở mức 50, hoạt động sản xuất không thay đổi. Còn khi dưới mức 50 cho thấy hoạt động sản xuất có xu hướng thu hẹp. Dựa vào PMI, nhà đầu tư có thể đánh giá tiềm năng của các chỉ số giá tiêu dùng CPI, tổng sản phẩm quốc nội GDP.

Vai trò của PMI với quyết định của các quản lý thu mua
Các nhà quản lý sẽ dựa vào PMI để đánh giá được lượng sản phẩm khi muốn thu mua trong công ty, doanh nghiệp. Khi nhận được một đơn đặt hàng mới, nhà sản xuất sẽ đưa ra quyết định sản xuất dựa trên số lượng được đặt hàng.
Khi kiểm tra hàng tồn kho, quản lý thu mua sẽ biết nên sản xuất bao nhiêu để cân đối được sản phẩm là bao nhiêu để hoàn thành đơn hàng, và có sản phẩm dự trữ sẵn dành cho việc kinh doanh tiếp theo.
Các đơn vị cung ứng sẽ dựa vào chỉ báo PMI để ước lượng lượng nhu cầu sản phẩm, để có chiến lược điều chỉnh giá cho phù hợp.
Vai trò của PMI đối với nhà đầu tư
PMI phản ánh sức mua hàng và khả năng sản xuất của doanh nghiệp, cho thấy một phần bức tranh kinh tế vĩ mô của đất nước. PMI có cùng xu hướng với GDP, chỉ số sản xuất công nghiệp, tỷ lệ lao động có việc làm.
Khi PMI trên 50, có thể nhận định rằng tình hình kinh tế vẫn đang tăng trưởng, có thể đầu tư nhiều hơn vào các tài sản rủi ro cao là chứng khoán, cổ phiếu. Còn PMI dưới 50 có thể đưa ra dự đoán nền kinh tế đang suy thoái nên cẩn trọng hơn, nên cân nhắc những kênh đầu tư an toàn hơn.
Xem thêm: Bull and Bear market là gì? Những khuyến nghị đối với các nhà đầu tư chứng khoán
Cách tính chỉ số PMI của Việt Nam
Chỉ số PMI của Việt Nam được thu thập từ phần trả lời các câu hỏi hàng tháng gửi cho nhà quản trị mua hàng gồm khoảng 400 nhà sản xuất.
Nhóm khảo sát được chia theo lĩnh vực và quy mô của công ty, dựa trên sự đóng góp vào GDP.
Những câu trả lời được thu thập ở nửa cuối mỗi tháng và cho biết chiều hướng thay đổi so với tháng trước.
Chỉ số là tổng cộng phần trăm số câu trả lời ‘cao hơn’ và một nửa tỷ lệ phần trăm các câu trả lời ‘không thay đổi’. Các chỉ số được điều chỉnh theo mùa.
Các chỉ số dao động từ 0 đến 100, kết quả thu được trên 50 biểu thị những cải thiện tích cực so với tháng trước. Kết quả dưới 50 thể hiện sự suy giảm tổng thể.
Chỉ số PMI của Việt Nam là bình quân gia quyền của các chỉ số:
- Đơn đặt hàng mới (30%)
- Sản lượng (25%)
- Việc làm (20%)
- Thời gian giao hàng của nhà cung cấp (15%)
- Tồn kho hàng mua (10%).
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên, 69 Invest đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về chỉ số PMI là gì? cũng như những ưu, nhược điểm của chỉ số PMI. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc có thể nắm vững những kiến thức đó và có cho mình những chiến lược đầu tư hiệu quả.